Trên 1.300 tỷ đồng hỗ trợ đã tới tay hơn 1 triệu người lao động mất việc làm
Đến nay, cả nước đã có hơn 1 triệu lao động (LĐ) nhận được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, với tổng số tiền trên 1.300 tỷ đồng từ gói hỗ trợ an sinh lần 2 trị giá trên 26.000 tỷ đồng.
- 11-08-2021'Cải cách thể chế là gói hỗ trợ có dư địa lớn nhất với kỳ vọng của doanh nghiệp'
- 11-08-2021Chuyên gia Nhật Bản nói gì về làn sóng thâu tóm ồ ạt các doanh nghiệp Việt của người Nhật trong 1 thập kỷ qua? Xu hướng tiếp theo sẽ là gì?
- 10-08-2021Trước khi ký hợp đồng làm việc, người lao động cần lưu ý loạt quy định mới này
Cập nhật giải ngân gói an sinh lần 2 hỗ trợ người LĐ, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 (theo Nghị quyết 68) do Bộ LĐ-TB&XH thống kê cho thấy: Tới nay, cả nước đã có trên 13 triệu lượt LĐ nhận được hỗ trợ, với tổng số tiền khoảng 5.870 tỷ đồng.
Trong đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt từ ngân sách nhà nước đã giải ngân tới tay trên 1 triệu LĐ, tổng số tiền trên 1.300 tỷ đồng, gồm: LĐ tự do, LĐ tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương; LĐ mất việc làm chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân trên 170 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho hơn 42.000 LĐ.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã thực hiện giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp về 0%, tạm hoãn đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất cho các đơn vị đang sử dụng trên 12 triệu LĐ, tổng số tiền giảm và hoãn đóng khoảng 4.400 tỷ đồng.
Riêng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo duy trì việc làm cho người LĐ, hiện vẫn trong quá trình hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ, chưa đơn vị nào được phê duyệt. Tổng số kinh phí dự kiến cho chính sách này là 4.5000 tỷ đồng từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Gói an sinh lần 2 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23/2021 của Thủ tướng dự kiến giá trị khoảng 26.000 tỷ đồng, với 12 nhóm chính sách hỗ trợ người LĐ và người sử dụng LĐ gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Tiền phong