"Trí khôn của ta đây" và những câu chuyện ý nghĩa thời hiện đại
Người thông minh là người có thể thể hiện cái tài của mình đúng lúc cần thiết, đúng nơi đúng chỗ.
- 09-10-2017Những câu nói sống mãi trong trái tim mọi thế hệ học trò của thầy Văn Như Cương
- 08-10-2017Câu chuyện về những chiếc tách đắt tiền và bình cà phê của thầy giáo: Cuộc sống vui vẻ hay buồn bã là do lựa chọn của mỗi người
- 08-10-201710 sự thật mà con người phải chấp nhận để cuộc sống không còn quá nhiều lo âu
- 07-10-2017Nhớ 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ để nhận ra rằng "không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả"
- 07-10-2017Trong cuộc sống, ai cũng cần biết thời điểm phải "lùi một bước để thấy trời cao biển rộng", vạn sự bình an
- 05-10-2017Đọc 15 triết lý của Đức Đại Lai Lạt Ma, bạn có thể tìm thấy một "ánh sáng mới" cho cuộc sống của chính mình
Câu chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây” có lẽ đã đi theo tuổi thơ của mỗi chúng ta. Thời mà smartphone, ti vi, đồ chơi điện tử không nhiều như bây giờ, nghe đi nghe lại những câu chuyện cổ tích là một trong những “thú vui” của trẻ nhỏ.
Trí khôn, trí thông minh của mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh lại được thể hiện một cách khác nhau, hoàn toàn bất ngờ, để bạn có thể nhận ra rằng: Có khôn ngoan mới đủ sức dại khờ; và có những lúc, nhìn như dại khờ nhưng lại rất khôn ngoan.
Người thông minh là người có thể che dấu đi sự thông minh của mình
Một ví dụ về một câu chuyện rằng, một thầy giáo mới về nhận lớp ở một trường tiểu học nhỏ tại một thị trấn của nước Nga. Chỉ sau một tuần, vị thầy giáo đã nhận thấy rằng, có một học sinh trong lớp luôn bị các bạn trêu chọc là ngốc nghếch.
Vị thầy giáo quyết tìm nguyên do, giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn “Sao các con lại trêu bạn ấy là ngốc, như thế là không tốt đâu!”.
-“Thì bạn ấy ngốc thật mà thầy” – đám trẻ nhao nhao giải thích – “Nếu thầy đưa cho bạn ấy đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, bạn ấy sẽ chọn đồng to 5 rúp. Thầy xem nhé”.
Nói rồi, một đứa trẻ trong nhóm lấy 2 đồng xu tiến lại, cho cậu bé kia chọn lựa. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên, tiến về phía em học sinh bị trêu chọc, nhỏ nhẹ hỏi cậu: “Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?”.
“Thầy nhìn này, đồng này to hơn mà” – cậu bé nói rồi đưa đồng 5 rúp lên. Đám trẻ còn lại cất tiếng cười nhạo cậu bé, rồi bỏ chạy ra sân chơi.
Còn lại một mình với cậu bé, thầy giáo giảng giải: “Chẳng lẽ em không hiểu rằng, đồng 5 rúp này tuy to hơn, nhưng giá trị lại không bằng đồng 10 rúp kia. Với nó, em có thể mua được 2 que kem, thay vì 1 que kem như đồng 5 rúp này?”
-“Thưa thầy, nếu em lấy đồng 10 rúp thì lần sau các bạn sẽ không đố em nữa, và em sẽ không có thêm nhiều đồng 5 rúp nữa ạ” – câu trả lời của cậu bé đã khiến thầy giáo sững người.
Có đôi lúc, trong cuộc sống, người thông minh thực sự là người hiểu được chính mình, hiểu được người khác và không cần thể hiện bản thân một cách lộ liễu.
Có nhiều lúc, khiêm tốn sẽ mang lại hiệu quả tốt, nhưng cũng có nhiều lúc, chính sự khiêm tốn quá sẽ mang lại thiệt hại cho chính bản thân mình. Do vậy, người thông minh là người có thể thể hiện cái tài của mình đúng lúc cần thiết, đúng nơi đúng chỗ.
Trí thông minh cũng cần dùng đúng nói đúng chỗ
Cũng một câu chuyện liên quan đến trí thông minh và cách sử dụng đúng nơi đúng chỗ. Chuyện kể rằng, ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu 1 cái giếng nước. Giếng luôn đầy nước, trong vắt, với nguồn nước chưa bao giờ thấy cạn. Tuy nhiên, một ngày nọ anh quyết định bán nó cho bác nông dân gần nhà với cái giá rất hời.
Một buổi trưa, đi ngang qua đó, anh ta thấy bác nông dân đang múc nước dưới giếng lên, “trí thông minh” của gã bỗng bừng sáng. Gã tiến lại gần ngăn bác nông dân lại: "Tôi chỉ bán cái giếng cho ông, còn nước vẫn là của tôi, tôi có bán nước cho ông đâu. Ông không được múc nước của tôi lên dùng như thế”.
Bác nông dân buồn rầu đi về, không biết làm sao, bởi đúng là, trong giao kèo, ông chỉ mua cái giếng của người láng giềng. Song không lấy nước, vườn cây hoa màu của ông lấy gì để tưới?
Ấm ức, bác nông dân đành mang sự việc lên trình quan huyện nhờ phân xử. Vị quan nghe xong toàn bộ câu chuyện, gọi “anh chàng thông minh” kia lên hỏi: “Tạo sao anh không cho bác nông dân dùng nước trong giếng? Chẳng phải ngươi đã bán nó cho bác nông dân kia rồi sao?”
“Dạ, bẩm, con chỉ bán cái giếng, chứ con không bán nước trong giếng. Ông ấy không thể múc nước của con lên dùng được” - người thông minh cố đáp và chắc mẩm cái lý đã thuộc về mình.
Quan huyện gật gù, mỉm cười: Ngươi nói cũng có lý, ngươi bán giếng chứ đâu bán nước. Bác nông dân chỉ sở hữu cái giếng thôi, quả là vậy, nước trong giếng vẫn thuộc về ngươi”.
Quan huyện dừng lại một lát rồi tiếp: “Vậy thì, ngươi nhanh chóng về múc hết nước trong giếng ra, trả lại giếng cho bác nông dân, hoặc ngươi trả tiền thuê cái giếng dự trữ nước cho bác ấy, chứ ngươi không thể để nước của ngươi mãi trong giếng nhà bác ấy như thế mãi được”.
Trong cuộc sống, có nhiều lúc, trí thông minh cũng cần dùng đúng nói đúng chỗ. Nếu bạn dùng điều đó trục lợi cho chính mình bằng cách hại người khác, thì ắt nhận lại đúng những bất lợi về mình.
Bạn không thể thay đổi thế giới, nhưng có thể thay đổi bản thân mình. Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước tiếp.