Triển vọng kinh tế toàn cầu kém lạc quan, chứng khoán Mỹ trồi sụt khi nhà đầu tư hoang mang chưa tìm thấy lối đi
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, các chỉ số lớn không có sự dịch chuyển đáng kể, khi số liệu kinh tế yếu kém của châu Âu được công bố, làm tăng mối lo ngại về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu.
- 21-09-2019Phái đoàn Trung Quốc bất ngờ rút ngắn chuyến thăm đến Mỹ, Dow Jones mất gần 200 điểm
- 19-09-2019FED giảm lãi suất, Dow Jones có lúc mất 200 điểm vì triển vọng mịt mù nhưng xanh nhẹ cuối phiên
- 14-09-2019Thị trường lạc quan với những tín hiệu tích cực của chiến tranh thương mại, Dow Jones khởi sắc phiên thứ 8 liên tiếp, cổ phiếu nhóm ngân hàng bứt phá
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ tăng 14,92 điểm, tương đương 0,1% lên 26.949,99 điểm, dẫn đầu là mức tăng là cổ phiếu của công ty dịch vụ tài chính American Express. S&P 500 đã kết thúc phiên gần như đi ngang, ở mức 2.991,77 điểm. Trong khi đó, Nasdaq Composite giảm gần 0,1% xuống còn 8.112,46 điểm.
Cổ phiếu Amazon giảm 0,4%, sau khi một nhà phân tích tại Morgan Stanley hạ giá mục tiêu đối với "gã khổng lồ" ngành thương mại điện tử xuống từ 2.300 USD xuống 2.200 USD. Cổ phiếu American Express tăng 1,2% khi công ty này thực hiện kế hoạch mua cổ phiếu quỹ với 120 triệu cổ phiếu, họ cũng tăng giá trị cổ tức lên 10% với 43 cent mỗi cổ phiếu.
Về số liệu kinh tế của châu Âu, hoạt động sản xuất tại Đức đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trong tháng này, dữ liệu từ IHS Markit. Hơn nữa, ngành dịch vụ của Đức cũng tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 9 tháng. Nhìn chung, hoạt động sản xuất trong khu vực đồng euro giảm xuống sâu hơn so với mức đáy trong 6 năm, khi dịch vụ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 8 tháng, IHS Markit cho hay.
Theo đó, chứng khoán châu Âu giảm điểm mạnh. Chỉ số Dax của Đức giảm 1,1% trong khi CAC 40 của Pháp mất 1%.
Số liệu từ IHS Markit cho thấy, lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng vào tháng 9, trong khi lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 tháng. Tuy nhiên, IHS lưu ý rằng, số liệu sản xuất vẫn thuộc nhóm những đợt yếu nhất kể từ năm 2016. "Triển vọng của có vẻ ảm đạm, với số lượng các hoạt động kinh doanh mới giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009."
Diễn biến của phiên giao dịch này diễn ra sau khi các chỉ số chính đã ghi nhận đà tăng 3 tuần liên tiếp tính đến hôm thứ Sáu tuần trước, nhưng khá chật vật để tiến đến mức đỉnh hồi tháng 7. Bước vào phiên thứ Hai, chỉ số Dow và S&P 500 đã tăng hơn 1% so với mức cao nhất mọi thời đại, Nasdaq Composite còn cách mức đỉnh 2,7%.