Triển vọng lạc quan về phục hồi kinh tế Hàn Quốc ngày càng tăng
Tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc đã có những dấu hiệu tích cực hơn trong những ngày qua. Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa phát triển mạnh mẽ, nhiều chuyên gia cho biết Hàn Quốc đang dần lấy lại đà tăng trưởng.
- 15-08-2020Economist: Người dân tăng cường tích trữ tiền mặt trong đại dịch Covid-19
- 15-08-2020Xuất khẩu khu vực doanh nghiệp FDI giảm, khu vực trong nước tăng
- 15-08-2020Độc quyền thanh toán điện tử: Bài học từ Alipay và Tenpay
- 15-08-2020GS.TS Nguyễn Đức Khương: Ứng xử với dịch bệnh phải kiên quyết nhưng để khôi phục kinh tế thì phải linh hoạt và “sống chung với dịch”
Từ tháng 3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), ông Lee Ju-yeol đã thử nghiệm phiên bản cấp thấp hơn của các chương trình nới lỏng định lượng, hay còn gọi là QE-light, chương trình mà hiện này hầu hết 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thực hiện.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Ju-yeol
Thống đốc Lee Ju-yeol cũng nhấn mạnh về ba mục tiêu của kế hoạch mua trái phiếu chính phủ với số lượng không giới hạn: thu được nhiều tiền hơn vào hệ thống tài chính, làm dịu thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và củng cố niềm tin rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ không bị lạm phát như Nhật Bản .
Tình hình đã trở nên khả quan hơn đối với Hàn Quốc. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và dữ liệu lạm phát gần đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc rất có thể sẽ điều chỉnh lại hay dừng việc thực hiện các chính sách kinh tế trước đó.
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 đã tăng lên 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức cố định vào tháng 6. Chỉ số giá cốt lõi, không bao gồm nông nghiệp và xăng dầu, cũng tăng 0,7%.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại Seoul cũng đã cảnh báo về những thách thức tiềm tàng. Park Sang-hyun, chuyên gia kinh tế trưởng của HI Investment & Securities tại Seoul đã cảnh báo về xu hướng lạm phát trong thời gian tới.
Điều này xảy ra khi thời điểm giá vàng đạt mức gần 2.000 USD/ounce. Số liệu mới công bố vừa qua cho thấy lạm phát tại Hoa Kỳ tăng mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ trong tháng 7 vừa qua tăng 0,6%, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/1991.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng cảnh báo về những nguy cơ trước mắt. Tương tự như hầu hết các quốc gia thương mại lớn khác, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với lỗ hổng sản lượng tương đối lớn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng như hành vi tiêu dùng tác động lớn đến giá cả hàng hoá.
Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng ING của Hà Lan, ông James Knightley cho biết việc quan trọng hiện nay là cần hạn chế các mối đe dọa khiến lạm phát tăng cao và kéo dài.
Ông Lee Ju-yeol chỉ ra Hàn Quốc vẫn là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Mặc dù trong thời gian vừa qua, xuất khẩu có những điểm sáng như lợi nhuận từ mảng kinh doanh chip nhớ của Samsung. Tuy nhiên nhìn chung, bối cảnh toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
Tình hình ở Mỹ vẫn đang căng thẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại khu vực châu Âu, điển hình như Đức, Pháp và Tây Ban Nha, số ca nhiễm ngày càng tăng cao, chính phủ đã mất hàng trăm tỷ USD để cứu trợ cho các doanh nghiệp, tiêu dùng ngày càng trì trệ.
Mặc dù tại Trung Quốc, tình hình đang dần ổn định, nhưng vẫn chưa thể đảm bảo để Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore đưa tàu chở dầu vào vận hành và thực hiện thương mại với Trung Quốc.
Nhật Bản đang trải qua giai đoạn bi quan nhất trong 11 năm khi các nhà sản xuất lớn đồng loạt cắt giảm sản lượng nhằm đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai.
Đối với Hàn Quốc, mắc dù OCED dự báo GDP năm nay sẽ giảm 0,8% nhưng con số này chỉ xảy ra khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ở mức tối thiểu. Nhiều chuyên gia cho rằng làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai sẽ khiến GDP trong năm nay của Hàn Quốc giảm khoảng 2%.
Tháng 4 vừa qua, Thống đốc Lee Ju-yeol cho biết Ngân hàng Trung ương vẫn có khả năng mở rộng không gian tài chính để tăng chi tiêu. Ông cũng nhấn mạnh rằng Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh các chính sách cho đến khi nền kinh tế phục hồi.