"Triết lý" làm việc khiến cả đời bạn chỉ làm nhân viên quèn: Hơi chút là đòi hỏi, lười biếng, được trả bao nhiêu tiền thì chỉ cần làm bấy nhiêu việc là đủ!
Khi Alibaba mới thành lập, nhiều lúc chẳng có tiền mà trả lương cho nhân viên, nhiều người đã từ bỏ và không mấy bất ngờ khi những người ở lại đều thành công, giàu có.
- 05-05-2017Nếu không có điều này làm nền tảng, lãnh đạo giỏi đến đâu cũng "không có nghĩa lý gì"
- 04-05-2017Từng thất bại thảm hại, đây là cách những triệu phú tự thân xây dựng tài sản từ con số 0
- 04-05-201710 kinh nghiệm của người đi trước, học được cả đời sẽ không phải chạy "đường vòng"
- 04-05-2017Thử rời khỏi văn phòng đúng giờ trong một tuần, đây là 4 bài học quan trọng tôi nhận ra về quản lý thời gian
Ngày nay có rất nhiều người lấy mức lương làm tiêu chuẩn để lựa chọn công việc cho mình, lấy mức lương cao hay thấp làm thước đo tốt xấu cho chất lượng công việc. Họ thường nghĩ rằng, lãnh đạo trả cho họ không nhiều nên họ chỉ cần làm xong việc của mình để đối phó với lãnh đạo là xong, không nhất thiết phải chăm chỉ ôm đồm nhiều việc.
Đây cũng là một “triết lý” phổ biến của nhiều người đi làm công ăn lương, họ đều hy vọng rằng làm việc ít nhất có thể nhưng lại nhận được nhiều tiền nhất có thể, họ có một tâm niệm rằng: Lãnh đạo trả cho họ bao nhiêu thì họ làm bấy nhiêu, như vậy mới không bị thiệt thòi.
Vậy có thật sự như nhiều người nghĩ “trả bao nhiêu tiền làm bấy nhiêu việc” thì không bị thiệt thòi không? Sự thực thì không hẳn là như vậy. Một người làm việc trong công ty, cuối cùng họ được đền đáp bằng gì? Nếu như bạn trả lời đó là tiền, tất nhiên bạn không sai, thế nhưng, nếu bạn làm việc chỉ vì tiền thì lúc đó công việc bạn lựa chọn thật vô nghĩa, bởi ngoài làm việc kiếm tiền để sống chúng ta còn rất nhiều thứ có thể theo đuổi, ví dụ như tình đồng nghiệp, mối quan hệ xã hội, sự trưởng thành của bản thân và sự thành công .
Jack Ma từng phát biểu trong cuộc họp nhân viên sau khi Alibaba được niêm yết trên sàn chứng khoán: “Giai đoạn đầu thành lập Alibaba là giai đoạn vô vùng khó khăn, có lúc không có tiền để mà trả lương cho nhân viên. Có người không chịu được vất vả đã bỏ đi, có người vì lương thấp mà bỏ đi, những người còn ở lại là những người một lòng hy vọng Alibaba thành công, và giờ đây tất cả những người ở lại đó đều đã trở thành những đại gia”. Nỗ lực làm việc, thể hiện hết tài năng của mình trong công việc, bạn sẽ có được sự tín nhiệm, có được sự thăng tiến và tăng lương, đó chính là giá trị của bạn.
“Giá cả là do lãnh đạo quyết định, giá trị là do bạn tự tạo nên”, một người có thể tạo ra giá trị của mình hay không, và giá trị đó bao nhiêu, lãnh đạo thực ra đều biết được. Đừng hơi chút lại đòi hỏi lãnh đạo tăng lương cho mình, mà hãy thể hiện giá trị của mình trong công việc, để lãnh đạo chủ động tăng lương cho bạn.
Mức lương không đảm bảo được con người có hết lòng vì công việc hay không, do đó chỉ có thể lấy công việc để thể hiện giá trị của bản thân, khiến chúng ta nhiệt huyết và có trách nhiệm hơn với công việc.
“Trả bao nhiêu tiền, làm bấy nhiêu việc” khiến người ta dậm chân tại chỗ, còn “làm bao nhiêu việc, kiếm bấy nhiêu tiền” lại khiến người ta tiến bộ. Thái độ quyết định tất cả, hy vọng mỗi chúng ta trong công việc đều chọn thái độ “làm bao nhiêu việc, kiếm bấy nhiêu tiền” để cố gắng.
Trí thức trẻ