Triệu phú tự thân chỉ ra 7 kiểu tư duy đóng khung khiến bạn làm mãi vẫn chẳng thể giàu
Theo triệu phú tự thân Steve Siebold, việc nhiều người không tin rằng mình có thể giàu và quá tiết kiệm cũng là lý do khiến họ khó tích lũy được nhiều tài sản.
- 29-11-20224 chân lý biết sớm để tránh thất bại
- 27-11-2022Trả hết nợ để mua 2 căn nhà, triệu phú tự thân 39 tuổi vẫn hối hận vì lý do chẳng ai ngờ: 'Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt'
- 26-11-2022'Bảo vật Hàn Quốc' Son Heung-min giàu cỡ nào?
- 24-11-2022‘Ông hoàng kinh doanh’ Kazuo Inamori: Đối mặt với nghịch cảnh hãy nhớ 6 lời khuyên này, khó khăn đến mấy vẫn xoay chuyển được tình thế
- 22-11-2022Nhỏ bé, ít ai biết nhưng đây là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất châu Phi, được mệnh danh là 'Vườn địa đàng' cuối cùng trên trái đất
Triệu phú tự thân Steve Siebold là một chuyên gia tài chính, từng tư vấn cho nhiều công ty lớn như Johnson & Johnson, GlaxoSmithKline, TransAmerica và Yamanouchi. Ông đồng thời là tác giả của cuốn sách “How Rich People Think” and “How Money Works (tạm dịch: "Người giàu suy nghĩ thế nào" và "Tiền bạc hoạt động ra sao").
Triệu phú tự thân Steve Siebold. Ảnh: ST
Triệu phú tự thân Steve Siebold đã dành khoảng 25 năm quan sát 1.200 triệu phú khác để tìm ra sự khác biệt giữa cách suy nghĩ của người nghèo và của người giàu. Ông phát hiện ra rằng người nghèo khó thể trở nên giàu có bởi vì họ luôn đóng khung cách nghĩ của mình trong 7 kiểu tư duy sau.
1. Tôi sẽ giàu khi làm việc chăm chỉ, dù đó là công việc tôi ghét
Theo Siebold, nhiều người ở tầng lớp trung lưu tin rằng khi gắn bó nhiều năm với công việc họ thấy “có thể chấp nhận được” là cách làm giàu ổn định nhất, dù những người này luôn lo lắng bị sa thải và mơ về ngày họ được nghỉ hưu.
Nhưng người giàu thì lại tin vào việc họ phải tìm được công việc mình yêu thích, khi đó họ mới có thể hoàn toàn đầu tư thời gian, tâm trí và trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực đó - điều giúp nhóm người này vừa có tài sản, vừa có danh tiếng.
2. Không ai có thể giàu có nếu không được học hành bài bản
Hầu hết mọi người nghĩ rằng để trở nên giàu có, bạn cần phải có trình độ học vấn cao, đầu tư vào giáo dục quyết định sự giàu có.
Nhưng phần đông người giàu lại cho rằng thành công về tài chính không liên quan nhiều đến khả năng ghi nhớ thông tin trong sách giáo khoa của bạn. Thay vào đó, họ tin rằng việc có được kiến thức cụ thể về cách đầu tư hoặc cách tạo dựng networking mới có tác động mạnh mẽ hơn đến giá trị tài sản ròng của họ.
Tất nhiên, nhiều người thành công có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, nhưng đây không phải là điều kiện tiên quyết để một người trở nên giàu có.
Steve Jobs thành công dù từng bỏ học đại học. Ảnh: Convey Courses
3. Tôi không thể giàu
Hầu hết người nghèo đều nghĩ rằng họ không có khả năng sở hữu khối tài sản khổng lồ. Cũng vì vậy mà họ thường e dè khi cơ hội làm giàu và dễ dàng vuột mất. Trong khi đó những người có tiềm năng giàu có sẽ luôn tin rằng họ "xứng đáng được giàu có". Steve Siebold giải thích rằng niềm tin này thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ để đạt được ước mơ của mình, không sợ thử thách và không dễ dàng bỏ cuộc trên con đường làm giàu.
4. Thoải mái là quá đủ
Số đông theo đuổi những việc khiến họ thoải mái, dành nhiều thời gian cho việc giải trí hoặc luôn chỉ sống trong “vùng an toàn” của mình. Nhưng không con đường làm giàu nào là dễ dàng cả. Một triệu phú từng nói với Siebold: “Luôn có một cái giá phải trả để làm giàu, nhưng khi có tinh thần dẻo dai để chịu đựng nỗi đau tạm thời, bạn sẽ gặt hái được khối tài sản kếch xù”.
4. Tiết kiệm là mục tiêu quan trọng hàng đầu
Tiết kiệm là suy nghĩ phổ biến của nhiều người trên hành trình làm giàu. Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của T. Rowe Price với hơn 1.000 thanh niên (tuổi từ 18 đến 24), 82% cho biết họ chủ yếu được cha mẹ dạy về cách tiết kiệm và sống tằn tiện.
Quá tập trung vào tiết kiệm khiến bạn quên đi cách tận hưởng cuộc sống và động lực tăng thêm thu nhập. Ảnh: ST
Nhưng Steve Siebold chỉ ra rằng khi mọi người tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm thì họ thể quên mất những cơ hội để gia tăng thu nhập. Những người siêu giàu luôn tìm cách tăng gấp đôi, gấp ba thu nhập để có thể tận hưởng cuộc sống. Họ sẽ tìm cách để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, làm nhiều việc để đa dạng nguồn thu hay có thu nhập thụ động và quản lý tài chính thông minh mới là chìa khóa để trở nên giàu có.
5. Mong muốn mức lương ổn định
Theo triệu phú Siebold, hầu hết mọi người sẽ chỉ chọn mức lương ổn định hàng tháng và được trả lương đúng hạn. Đó là sự lựa chọn an toàn nhưng chỉ là phương pháp làm giàu tương đối chậm, khó có sự biến động về thu nhập nếu bạn chỉ làm 1 công việc.
Vậy nên những người có tư duy giàu có sẽ ưu tiên chọn công việc có mức thu nhập phụ thuộc vào kết quả công việc để có thêm động lực phấn đấu hoặc tự mình kinh doanh. Tất nhiên vẫn có những người giàu trên thế giới tích lũy tài sản bằng cách làm việc trả lương theo giờ hay theo tháng, nhưng hãy đảm bảo số tiền bạn nhận được tăng theo thời gian thay vì chỉ duy trì 1 mức quá lâu.
6. Chỉ cần kiếm đủ tiền để về hưu
Mục tiêu chính của một người bình thường là kiếm đủ tiền và nghỉ hưu ở tuổi 65. Nhưng với những triệu phú, họ không giới hạn mình trong cột mốc cụ thể mà sử dụng của cải của mình để tiếp tục phát triển thêm, tạo ảnh hưởng đến thế giới.
Do đó, Steve Siebold khuyên bạn đừng ngại thực hiện ước mơ của mình vì khả năng của mỗi người sẽ không chỉ giới hạn trong việc "kiếm đủ", bạn hoàn toàn có điều kiện để kiếm nhiều hơn.
Theo CNBC, BussinessTimes
Phụ nữ Việt Nam