Triệu phú tự thân: Đây là những lỗi cơ bản cần tránh khi tìm việc trong đại dịch
Triệu phú tự thân Ramit Sethi đưa ra một số lời khuyên cho những người đi tìm việc trong thời dịch bệnh.
- 09-07-2020Triệu phú tự thân 33 tuổi chia sẻ bí quyết thành công tuyệt đối, muốn làm giàu nhất định không nên bỏ qua 7 lời khuyên này!
- 04-06-2020Ai là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới thay Kylie Jenner?
- 20-02-2020Triệu phú tự thân bỏ việc ngân hàng để nghỉ hưu sớm ở tuổi 34
Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều biến động cho thị trường việc làm toàn cầu. Từ việc đang là một thị trường lao động “sôi động” nhất trên thế giới, nước Mỹ giờ đây đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao đột biến. Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại một loạt các quốc gia khác trên thế giới.
Sự thay đổi đột ngột này khiến người lao động có ít “quyền lực” hơn so với trước đó, và quyền chủ động lại rơi vào tay chủ các doanh nghiệp, khi một vị trí công việc được thông báo, có rất nhiều ứng viên tham gia thi tuyển. Nhưng vẫn còn đó những cơ hội rõ ràng để bạn có thể khiến mình trở nên khác biệt, đặt biệt là nếu bạn tránh được những lỗi cơ bản trong quá trình phỏng vấn, theo chuyên gia hướng dẫn hoạch định tài chính cá nhân Ramit Sethi.
Cụ thể hơn, điều đó liên quan đến việc bạn thay đổi tư duy của mình từ suy nghĩ của một người tìm việc thành của “người có khả năng tốt nhất”, ông chia sẻ với CNBC Make It.
“Điều mà các ứng cử viên thường làm đó là họ tiếp cận buổi phỏng vấn với tâm lý rằng họ cố gắng để có thể kiếm được công việc đó”, theo vị triệu phú tự thân. “Nhưng người có khả năng nhất biết rằng họ đánh giá công ty cao như cái cách mà công ty đánh giá họ”.
Triệu phú tự thân Ramit Sethi. Ảnh: Ramit Sethi
Tránh CV "hố đen"
Trên thị trường việc làm hiện tại, việc nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Với những ai đang tìm việc, họ có thể gửi đi hàng trăm bản sơ yếu lý lịch với mục tiêu gia tăng cơ hội nhận được một cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, điều đó giống như “họ đang gửi chúng vào một hố đen vậy”. Theo Sethi, các giám đốc nhân sự được đào tạo để có thể loại bỏ đi những bộ hồ sơ bình thường, thiếu đi sự nổi bật.
Thay vào đó, bạn nên tập trung từ 1 tới 10 cơ hội công việc mà bạn có khả năng nhất, và thay đổi hồ sơ của bạn làm sao để có thể khiến cho người tuyển dụng thấy được bạn phù hợp cho ví trí mà họ đang tìm kiếm.
Chiến lược đó có thể được tổng kết theo 3 tiêu chí: nghiên cứu, xác định và kết nối.
Đầu tiên, bạn phải hoàn toàn ý thức rõ ràng về công việc hoặc công ty mơ ước của bạn. Không nên chỉ nói rằng bạn muốn “làm việc trong lĩnh vực công nghệ”, hãy cụ thể các tiêu chí công việc của bạn ví dụ như quy mô và văn hóa của công ty. Sau đó, hãy nghiên cứu để tìm kiếm ra những việc làm phù hợp nhất .
Hãy tìm ra những người hiện đang làm việc trong công ty đó, hoặc những người đang đảm nhận vị trí tương tự, và tìm đến họ. Điều đó không có nghĩa là bạn đến để xin họ cho bạn một công việc, thay vào đó, hãy biến cuộc nói chuyện đó trở thành một “buổi phỏng vấn đầy thông tin” để bạn có thể hiểu nhiều hơn về công việc mà bạn đang hướng tới. “Mọi người luôn muốn được kể cho bạn nghe những câu chuyện của họ”, Sethi cho biết.
Hãy chỉnh sửa hồ sơ lý lịch và thư xin việc của bạn cho từng vai trò cụ thể, tập trung nhiều hơn vào kết quả thay vì quy trình. Bạn có thể chia sẻ nhiều hơn về những thành tựu của bạn trong quá khứ trong suốt buổi phỏng vấn.
Cuối cùng, hãy cố gắng tìm kiếm trên mạng từ khóa bao gồm tên của CEO công ty đi liền với từ “phỏng vấn” để có thể biết thêm về những câu hỏi phỏng vấn có thể bạn sẽ gặp phải trong quá trình đi xin việc.
“Với việc nghiên cứu đúng cách, 80% công việc của bạn nên được hoàn thành thậm chí ngay trước cả khi bạn được mời tới một cuộc phỏng vấn”, theo Sethi.
Chuẩn bị đàm phán
Khi bạn đã nhận được một lời mời phỏng vấn, sự tập trung của bạn lúc này chủ yếu vào việc thể hiện những “phẩm chất năng lực” đúng đắn, ông chia sẻ. Việc không quá chú trọng hoặc trao đổi “qua loa” đến nhu cầu lương thưởng là biểu hiện cho những “phẩm chất năng lực” yếu kém hoặc tiêu cực.
Trong khi đó, người có “phẩm chất năng lực” tích cực thường có sự am hiểu tường tận về vị trí mà họ đang nhắm tới và đưa ra những câu trả lời ngắn gọn, súc tích.
Cuối cùng, hãy sử dụng “kỹ thuật cặp tài liệu”, đồng nghĩa với bạn phải xây dựng tầm nhìn về việc bạn sẽ đạt được gì trong 90 ngày đầu tiên đảm nhiệm công việc. “Điều đó sẽ tạo ấn tượng cho các nhà tuyển dụng”, Sethi cho biết.
Bối cảnh hiện tại đã khiến cho quá trình thỏa thuận lương trở nên khó khăn hơn, và cũng có thể khiến cho giá trị thị trưởng của ví trị mà bạn nhắm tới giảm xuống. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, luôn có cơ hội để bạn có thể tìm kiếm được một công việc mà bạn cảm thấy hài lòng, theo Sethi. Ông đã tạo nên một quy trình 3 bước mà bạn nên theo sát:
1. Quyết định thương lượng - Hãy tiếp cận cuộc trao đổi với ý định bạn luôn muốn được thương lượng, trước đó bạn đã tìm hiểu giá trị thị trường của bản thân để có thể lấy đó làm luận cứ hỗ trợ cho yêu cầu của bạn.
2. Cân nhắc các quyền lợi khác - Bạn nên biết rằng bạn có thể kết hợp các quyền lợi phi tài chính khác vào trong quá trình đàm phán, ví dụ như giờ làm việc linh hoạt hoặc các phúc lợi khi làm việc tại nhà.
3. Suy nghĩ dài hạn - Hãy chuẩn bị kỹ để xây dựng một chiến lược “người tốt nhất”, trong đó bạn đồng ý đánh giá lại mức lương của mình sau một khoảng thời gian nhất định, một khi các mục tiêu cụ thể đã được hoàn thành.
NDH