Triều Tiên và những quốc gia nào vẫn 'miễn nhiễm' với COVID-19?
Đại dịch COVID-19 đang hoành hành ở khắp các lục địa và gần như ở mọi quốc gia, song vẫn còn vài nơi trên thế giới chưa có một ca nhiễm virus nào.
- 03-04-2021Sợ COVID-19, Triều Tiên quyết "đóng chặt cửa": Nhân viên ngoại giao Nga thiếu thốn đủ đường
- 30-05-2020Mỹ truy tố hàng loạt người Triều Tiên, Trung Quốc vì tội rửa tiền
- 02-05-2020Ông Kim Jong Un xuất hiện, Tổng thống Trump cho biết ông "có thể" sẽ đàm thoại với nhà lãnh đạo Triều Tiên vào cuối tuần
Trên toàn cầu, các quốc gia đã và đang ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng lên hàng ngày. Từ Ý đến Mỹ cũng như Ấn Độ, tình hình dịch bệnh là vô cùng phức tạp trước những 'đợt sóng chết chóc'. Dù vậy, ở một số nơi trên thế giới, người dân tại đó vẫn an toàn trước cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có trong lịch sử.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiều quốc gia đã cố gắng ngăn chặn đại dịch COVID-19 ngay từ khi nó bắt đầu vào đầu năm 2020, và hiện báo cáo không có trường hợp nào nhiễm bệnh (tính đến ngày 26/4/2021).
Hiện tại, 12 trong số 14 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo không có trường hợp nhiễm bệnh nào là các đảo ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhiều chuyên gia cho rằng, những quốc gia này đang được hưởng lợi do biên giới chỉ giáp biển. Dù vậy, họ cũng không thể phủ nhận các chính sách du lịch nghiêm ngặt đã và đang đóng góp cho sự thành công này.
Về bản chất, hầu hết các quốc đảo tại Thái Bình Dương đã sớm đóng cửa biên giới ngay sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Lý do đơn giản là vì, họ sẽ không thể chống đỡ được nếu để đại dịch bùng phát ở đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, 14 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 bao gồm: Tuvalu, Turkmenistan, Tonga, Tokelau, Saint Helena, Quần đảo Pitcairn, Palau, Triều Tiên, Niue, Nauru, Kiribati, Liên bang Micronesia, Quần đảo Cook, American Samoa.
Mặc dù các quốc gia này đang báo cáo không có trường hợp nào nhiễm COVID-19, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn tỏ sự hoài nghi về thông tin trên. Như Associated Press (AP) lưu ý, hai quốc gia, đặc biệt là Triều Tiên và Turkmenistan, đã bị nghi ngờ về tính chính xác của dữ liệu báo cáo.
Theo AP, với cơ hạ tầng y tế yếu kém cùng việc chia sẻ đường biên giới đóng vai trò như huyết mạch kinh tế của Triều Tiên với Trung Quốc, việc chống dịch tại nước này đặt ra nhiều lo ngại.
Trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, Triều Tiên đã hạn chế việc qua lại ở biên giới, đuổi các nhà ngoại giao về nước và huy động nhân viên y tế để cách ly hàng chục nghìn người có biểu hiện bệnh.
Mặc dù tuyên bố không có ca mắc nào trong nước, Triều Tiên vẫn thực hiện nhiều biện pháp nhanh chóng và cứng rắn để chống lại đại dịch, như áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.
Theo kế hoạch, nước này dự kiến tiếp nhận khoảng 2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong chương trình phân phối vaccine toàn cầu. Đến nay, số vaccine này vẫn chưa được chuyển tới Triều Tiên.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cũng lo ngại rằng giới chức tại Turkmenistan đang che giấu sự thật và điều này có thể cản trở nỗ lực chấm dứt đại dịch COVID-19, theo BBC.
Theo giáo sư Martin McKee tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh) có nhiều nghiên cứu về hệ thống y tế Turkmenistan, số liệu y tế chính thức của nước này rất không đáng tin.
"Trong thập kỷ qua, họ khẳng định không có bệnh nhân HIV/AIDS, một con số không hợp lý chút nào. Chúng tôi còn biết rằng họ từng che đậy chứng cứ về hàng loạt ổ dịch lây lan", ông khẳng định.
Nhiều người ở Turkmenistan đang lo sợ rằng COVID-19 đang lây nhiễm trong nước. "Người quen của tôi làm việc trong cơ quan nhà nước bảo rằng tôi không nên nói virus ở đây hay từng nghe chuyện đó, nếu không tôi sẽ gặp rắc rối", một người dân ẩn danh tại thủ đô Ashgabat kể.
Nhà đầu tư