Trình Thủ tướng phê duyệt dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú được đề xuất đầu tư theo hình thức hợp tác công tư.
- 10-05-2022Có "quán quân" mới thay thế Quảng Ninh về hiệu quả quản trị và hành chính công, được đánh giá cao hơn cả Bình Dương, Hà Nội, TP. HCM
- 10-05-2022Không phải TP. HCM hay Hà Nội, đây mới là thành phố trực thuộc Trung ương có mục tiêu GRDP bình quân cao nhất
- 10-05-2022Một địa phương được doanh nghiệp FDI đánh giá vượt trội về cả cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh và chính quyền tỉnh
Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình đề nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đầu tư hợp tác công tư (PPP).
Theo Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, quy mô của tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là cao tốc 4 làn xe, chiều rộng nền đường gần 24,8m.Dự án đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, căn cứ nhu cầu vận tải, đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông hiện hữu trong khu vực dự án và khả năng cân đối nguồn lực, để bảo đảm hiệu quả đầu tư, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Giao thông vận tải cho thấy tổng mức đầu tư dự án là 8.365 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 4.962 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 1.287 tỷ đồng…
Về phương án huy động vốn, Bộ Giao thông vận tải đề xuất vốn Nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 1.300 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư huy động (nguồn vốn đầu tư BOT) là 7.065,651 tỷ đồng.
Để hoàn vốn, nhà đầu tư được thu phí dịch vụ trong thời gian 20 năm 3 tháng với giá khởi điểm là 1.700 đồng/CPU/km và sẽ tăng lên đến 3.400 đồng/CPU/km vào năm 2042.
Trường hợp được phê duyệt, dự án sẽ thực hiện chuẩn bị đầu tư trong năm 2021-2022, lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian 2022-2023, giải phóng mặt bằng, tái định cư trong thời gian 2022-2023; thi công xây dựng công trình từ năm 2023 đến 2025.
Ngoài các cơ chế ưu đãi đầu tư, dự án còn áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư theo phương thức PPP trong quá trình kinh doanh, khai thác công trình.
Việc đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian đi lại và giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 20; góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung; phù hợp với quy hoạch phát triển đường cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài ra, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú còn là dự án thành phần nằm trong tổng thể tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên kết các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đồng Nai với tỉnh Lâm Đồng.
Người đồng hành