Trịnh Xuân Thanh đối mặt với mức án cao nhất nào?
Trường hợp chưa từng có trong tiền lệ khi một đối tượng từng là quan chức bị truy nã quốc tế - Trịnh Xuân Thanh đã chủ động ra đầu thú. Trịnh Xuân Thanh sẽ đối mặt với mức án nào?
- 02-08-2017Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh như vậy
- 02-08-2017Dự án triệu đô khiến Trịnh Xuân Thanh “ngã ngựa”
- 01-08-2017Vụ Trịnh Xuân Thanh: Những ẩn số cần cơ quan điều tra làm rõ
PV báo điện tử Infonet đã có cuộc phỏng vấn ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Người nào phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Với những sai phạm trong quá trình đương chức khiến cơ quan điều tra đề nghị khởi tố vụ án, xin ông cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ đối mặt với mức án cao nhất nào?
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì:
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trịnh Xuân Thanh sẽ đối diện với mức án nào?
Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sẽ giúp tháo gỡ những nút thắt nào đang gặp phải trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ án, thưa ông?
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà: Ở đây theo tôi vấn đề lớn nhất là công tác cán bộ. Quy định của pháp luật về chuyển đổi công tác đối với một số vị trí chưa phù hợp, nhất là ở các vị trí chỉ có một cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm hoặc đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ cao. Việc không chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý (các chức danh này sẽ thực hiện theo quy định của Đảng về luân chuyển) cũng làm hạn chế hiệu quả của biện pháp này.
Bên cạnh đó, công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người thân, trong gia đình; có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ... đã gây nghi ngờ, bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về PCTN nói chung và PCTN trong công tác tổ chức cán bộ nói riêng.
Khoản 3 Điều 37 Luật PCTN hiện hành mới chỉ quy định “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó” nhưng lại chưa quy định về việc cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, dẫn đến thời gian qua, cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng “cả họ làm quan” nhưng vẫn đúng quy trình.
Liên quan đến vấn đề này, một số cử tri đề nghị Nhà nước cũng cần tổ chức nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu những điểm tiến bộ của Luật về hồi tỵ đã từng được một số triều đại trong lịch sử Việt Nam áp dụng có hiệu quả. Theo đó, luật này được đặt ra để ngăn chặn tình trạng những người trong một đại gia đình cùng làm quan trong một địa phương dẫn đến dễ câu kết nhau để tham ô, nhũng nhiễu. Đây là những ý kiến rất cần được lắng nghe, quan tâm, nghiên cứu để bảo đảm vừa trọng dụng được nhân tài, vừa tránh tình trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ.
Lần đầu tiên Chính phủ nhìn nhận thẳng thắn trước Quốc hội: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân, có những trường hợp phạm tội tham nhũng phải xử lý trước pháp luật”.
Xin cảm ơn ông !
Infonet