Trở lại Việt Nam sau 10 năm, COO Lalamove khẳng định: "Đây là giai đoạn nhiều cơ hội cho những người làm việc tự do"
"Chúng ta đang ở trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19. Nếu tôi là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có lẽ tôi sẽ rất thận trọng trong việc đầu tư của mình bởi tương lai có rất nhiều yếu tố bất định”.
- 15-12-2022Tân Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình (HBC): 25 năm làm lãnh đạo cấp cao tại Tập đoàn quốc tế chuyên quản lý rủi ro, tham gia làm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hầm Đèo Cả...
- 15-12-2022Trước khi đâm đơn kiện Amazon đòi 280 triệu USD, Gilimex đã mất cả nghìn tỷ doanh thu, cổ phiếu bốc hơi 60%
Đón đầu “cơ” trong “nguy” hậu đại dịch Covid-19, ứng dụng giao hàng nhanh Lalamove vừa công bố quy mô hoạt động trên toàn cầu tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm. Cùng với xu hướng tiêu dùng mới, cụ thể là mua sắm trực tuyến lên ngôi, Lalamove Việt Nam đặt tham vọng giải quyết bài toán logistics cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
2022 cũng là năm Giám đốc Điều hành Lalamove trở lại Việt Nam sau lần đến đầu tiên vào 10 năm trước, ông chia sẻ: “Đây không phải lần đầu tôi đến Việt Nam, nhưng là lần đầu tôi đến Tp.HCM. Chuyến đi này cũng nhằm quan sát trực tiếp sự phát triển của thị trường vận chuyển Việt Nam nói chung và hoạt động của Lalamove tại đây nói riêng”.
70-80% khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
Lalamove gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2017, từ một ứng dụng giao hàng đã phát triển thành đơn vị giao vận cung cấp giải pháp vận chuyển.
Ông Paul Loo cho biết: “T rong 2 năm vừa qua , chúng tôi thực tế đã gặp nhiều khó khăn và phải cố gắng linh hoạt nhiều nhất có thể. Ngược lại, có một may mắn là Lalamove đa dạng phương tiện giao hàng từ xe máy, xe bán tải, xe van, xe tải , do đó có thể tham gia hoạt động logistic s - một trong các yếu tố quan trọng trong giai đoạn đại dịch ”.
Vị này nhớ lại, Lalamove đã nỗ lực mở rộng quy mô trong một thời gian rất ngắn, điều này giúp đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong giai đoạn căng thẳng. Bởi lúc đó, người dân ở nhà nhiều hơn, thậm chí đến giai đoạn hiện tại họ cũng đã ở nhà nhiều hơn so với trước đây. Đồng nghĩa với việc các nhu cầu vận chuyển cũng gia tăng, điều này chứng minh bằng việc số khách hàng của Lalamove trong 2 năm vừa qua đã tăng lên đến hơn 160%.
“Tuy nhiên, giai đoạn đó đã đi qua và chúng ta đang ở trong giai đoạn phục hồi hậu Covid -19. Nếu tôi là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có lẽ tôi sẽ rất thận trọng trong việc đầu tư của mình bởi tương lai có rất nhiều yếu tố bất định ”, ông nói.
Theo ông, đối với SME, nếu phải dành một khoản đầu tư cố định vào một đội xe, tài xế chỉ để phụ trách các hoạt động vận tải, logistics riêng thì điều này sẽ nhiều rủi ro hơn. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng những nền tảng, thực tế Lalamove đang ngày càng hợp tác với SME nhiều hơn trong quá trình phục hồi sau đại dịch.
Tính đến nay, tại thị trường Việt Nam, khoảng 70-80% khách hàng Lalamove là các SME. Đa phần là các chuyến giao hàng chặng cuối (last miles) từ điểm kinh doanh đến khách hàng, nhưng cũng có các trường hợp giao hàng chặng giữa từ các trung tâm phân phối này qua trung tâm phân phối khác. Công ty cũng đã và đang bắt đầu phát triển lĩnh vực giao hàng liên tỉnh. Dù rằng, giao hàng liên tỉnh vẫn đang chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của Lalamove, song theo đại diện lại nhận tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ.
“Nhìn nhận về công việc của mọi người trong thời gian tới chắc chắn sẽ có sự thay đổi ”
Nói về bức tranh hiện tại, ông Paul Loo tiếp tục nhấn mạnh bối cảnh “cơ” trong “nguy” cho ứng dụng trong việc giao nhận nói chung và Lalamove nói riêng.
Kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát, lãi suất tăng… là nguyên nhân cho hệ quả đáng chú ý thời gian gần đây - loạt doanh nghiệp sa thải nhân sự. Đó là nguy cơ chung, song với tư cách là một nền tảng trực tuyến, ứng dụng giao nhận đang mở ra cơ hội việc làm mới cho người lao động.
“Về vấn đề thị trường lao động hiện tại, theo suy nghĩ của tôi, nhìn nhận về công việc của mọi người trong thời gian tới chắc chắn sẽ có sự thay đổi. Và với sự linh hoạt mà nền tảng của chúng tôi đang cung cấp sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho những người làm việc tự do ”, ông nói.
Với Lalamove, người đứng đầu hiểu rằng cuối cùng thì điều mà các đối tác tài xế mong đợi vẫn là nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và tăng thu nhập hơn từ nền tảng. Đây cũng chính là lý do Công ty ưu tiên đầu tư nhiều vào việc tạo ra nhiều nhu cầu giao hàng để tăng số lượng đơn hàng. Ứng dụng công nghệ, rút ngắn thời gian kết nối đối tác tài xế với khách hàng trong vòng 30 giây từ lúc đặt đơn cũng là một trong các động thái hỗ trợ nhân lực, song song nâng cao vị thế cạnh tranh.
“Đúng là chúng ta đang sống trong một giai đoạn khó khăn khi những yêú tố kinh tế bên ngoài tác động, Lalamove tập trung vào mối quan hệ hợp tác ba bên để cùng nhau phát triển . Mục tiêu của Công ty chính là tiếp tục tốt hơn mỗi ngày để các đối tác tài xế có thể nhận được nhiều đơn hàng hơn, song song khách hàng của Lalamove có thể giảm được chi phí logistics”, ông chốt lời.
Nhịp sống thị trường