MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trở thành cứu tinh cung cấp năng lượng cho châu Âu giữa khủng hoảng nhưng quốc gia này lại bị EU chỉ trích là "thừa nước đục thả câu"

12-10-2022 - 16:02 PM | Tài chính quốc tế

Trở thành cứu tinh cung cấp năng lượng cho châu Âu giữa khủng hoảng nhưng quốc gia này lại bị EU chỉ trích là "thừa nước đục thả câu"

Với tình trạng khan hiếm khí đốt tự nhiên và các đường ống dẫn khí đốt gặp sự cố, chưa khi nào châu Âu lại vừa cần, vừa giận Na Uy nhiều như lúc này.

Hơn 7 tháng sau xung đột tại Ukraine, quốc gia Scandinavia dần đóng vai trò trung tâm trong an ninh năng lượng của châu Âu. Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU).

Các vụ rò rỉ đường ống Nord Stream không dẫn đến các cuộc khủng hoảng nguồn cung vì EU đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Cùng tuần xảy ra vụ việc, EU đã khánh thành đường ống mới từ Na Uy đến Ba Lan. Các quốc gia đang dựa vào nhiên liệu của Na Uy để vượt qua những tháng mùa đông và lấp đầy kho dự trữ của họ trong nhiều năm tới.

Nhưng ngay cả khi Na Uy tăng cường xuất khẩu sang châu Âu, quê hương của giải Nobel Hoà bình vẫn phải đối mặt với sự chỉ trích từ chính châu lục này, bao gồm cáo buộc doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt là khoản trục lợi từ xung đột.

Chắc chắn rằng việc bán dầu khí trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm giúp Na Uy giàu có hơn. Quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong ngành dầu khí. Trong năm nay, Na Uy dự kiến sẽ thu về khoảng 109 tỷ USD từ lĩnh vực dầu khí, nhiều hơn 82 tỷ USD so với năm 2021. Phần lớn số tiền sẽ được chuyển đến quỹ đầu tư quốc gia, một quỹ có trị giá hơn 1.000 tỷ USD.

Trở thành cứu tinh cung cấp năng lượng cho châu Âu giữa khủng hoảng nhưng quốc gia này lại bị EU chỉ trích là thừa nước đục thả câu - Ảnh 1.

Ảnh: Adrian Ohrn Johansen / The Washington Post

Trở thành cứu tinh cung cấp năng lượng cho châu Âu giữa khủng hoảng nhưng quốc gia này lại bị EU chỉ trích là thừa nước đục thả câu - Ảnh 2.

Thủ đô Oslo của Na Uy phản ánh sự giàu có nhờ dầu khí. Ảnh: Adrian Ohrn Johansen / The Washington Post

Nhưng các nhà phê bình gọi khoản thu nhập từ năng lượng là điều xấu hổ. Thủ tướng Ba Lan thúc giục Na Uy chia sẻ lợi nhuận “khổng lồ” với Ukraine, đồng thời cáo buộc Na Uy gián tiếp “thừa nước đục thả câu”.

Các công ty Mỹ cũng bị chỉ trích vì đã thu về lợi nhuận lớn từ việc bán khí đốt cho châu Âu. Nhưng sự tham gia sâu rộng của chính phủ Na Uy trong ngành dầu khí đã khiến nước này bị chỉ trích nhiều hơn.

Các quan chức Na Uy đã bác bỏ những cáo buộc trục lợi. Giá dầu khí cao là hệ quả tất yếu của sự khan hiếm trên thị trường. Các quan chức cũng chỉ ra rằng Na Uy ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU, viện trợ cho Ukraine và chỉ đang nỗ lực mang lại cho các nước châu Âu thứ họ đang rất cần đó là khí đốt.

Trọng tâm của cuộc tranh luận xoay quanh những câu hỏi về ý nghĩa của việc có nguồn năng lượng dồi dào trong bối cảnh xung đột, lạm phát và khủng hoảng khí hậu.

Những vấn đề đó đã trở thành tâm điểm trong tuần qua, khi Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cùng các nhà lãnh đạo châu Âu tham dự hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Prague, Cộng hòa Czech. Brussels và Oslo cho biết họ đã đồng ý “cùng nhau phát triển các công cụ” để ổn định thị trường năng lượng và “hạ giá thành”.

Trong nhiều tháng nay, một nhóm các nhà lập pháp Na Uy đã kêu gọi đưa phần lợi nhuận vượt trội từ dầu khí vào “quỹ đoàn kết”. Họ lập luận rằng sẽ không công bằng và thiếu khôn ngoan khi thu lợi trong khi nhiều người dân Ukraine còn khó khăn, các nền kinh tế châu Âu đang đứng trước bờ vực suy thoái và giá hàng hoá cao ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển.

Bà Lan Marie Nguyen Berg, nghị sĩ quốc hội đại diện cho Đảng Xanh Na Uy, cho biết: “Chúng tôi có thể quyết định những gì cần làm với số tiền chúng tôi kiếm được từ việc cung cấp dầu khí".

EU đã đồng ý đánh thuế đối với một số nhà sản xuất năng lượng và các công ty nhiên liệu hoá thạch phải đóng góp “quỹ đoàn kết”. Số tiền sẽ được dùng để giảm bớt tác động của giá điện cao ảnh hưởng đến người tiêu dùng EU. Một số hy vọng rằng Na Uy, quốc gia không thuộc EU, sẽ quyết định tham gia hoặc hợp tác với khối về các biện pháp khác, chẳng hạn như giới hạn giá khí đốt.

Chính phủ Na Uy tỏ ra không mấy hào hứng về các phương án trên. Khi hỏi về giá khí đốt cao, các quan chức Na Uy và các lãnh đạo ngành công nghiệp đẩy vấn đề sang cho nhau.

Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí Andreas Bjelland Eriksen phủ nhận việc Na Uy đang trục lợi quá nhiều. Ông nhấn mạnh rằng giá năng lượng tăng cao cũng gây tổn hại đến Na Uy và lưu ý xuất khẩu khí đốt sang châu Âu chỉ tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều người Na Uy nói rằng họ sống xanh vì họ dùng năng lượng tái tạo để sưởi ấm nhà cửa và lái xe điện. Họ chỉ đơn thuần là bán nhiên liệu hoá thạch cho các quốc gia khác. Một số người thì hỏi tại sao Na Uy lại phải cứu trợ các quốc gia như Đức, vốn giàu lên nhờ nguồn dầu khí dồi dào và rẻ từ Nga.

Các quan chức và nhà ngoại giao của EU đã ngầm thừa nhận rằng thật khó xử khi năm 2021, họ yêu cầu Na Uy không khai thác dầu khí ở Bắc Cực để tránh biến đổi khí hậu, nhưng lại yêu cầu nước này giảm giá nhiên liệu hoá thạch vào năm 2022.

Trở thành cứu tinh cung cấp năng lượng cho châu Âu giữa khủng hoảng nhưng quốc gia này lại bị EU chỉ trích là thừa nước đục thả câu - Ảnh 3.

Ảnh: Adrian Ohrn Johansen / The Washington Post

Stavanger, trung tâm của lĩnh vực dầu khí của Na Uy, đã gặp vận may. Vào cuối thập niên 1960, việc phát hiện ra dầu ở ngoài khơi đã biến khu vực làng chài này thành một thành phố phát triển, giúp Na Uy trở nên giàu có. Nhưng những lo ngại về biến đổi khí hậu đang đặt một dấu hỏi về tương lai của thành phố này.

Kolbjorn Andreassen, giám đốc truyền thông của hiệp hội ngành dầu khí Offshore Norge, cho biết: “Trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã từ con số 0 mà trở thành anh hùng. Mọi người đã không hề chú trọng đến vai trò của chúng tôi trong an ninh năng lượng. Họ chỉ coi chúng tôi là những kẻ gây ô nhiễm. Nhưng giờ châu Âu nhận ra họ cần chúng tôi như thế nào”.

Nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm đã dẫn đến giá năng lượng cao ngất ngưởng. Ông Kolbjorn Andreassen và những người khác trong lĩnh vực dầu khí Na Uy coi đây là một vấn đề rất thực tế và bình thường trong cuộc sống.

Frode Leversund, giám đốc của nhà điều hành đường ống Gassco chuyên vận chuyển khí đốt từ Na Uy đến châu Âu, cho biết: “Tôi từng thấy giá tăng và giảm trong nhiều thập kỷ qua”.

Bjorn Vidar Leroen, một người giàu kinh nghiệm trong ngành, cho biết: “EU phàn nàn về giá cả, nhưng đây là theo giá thị trường. Đây là cái giá mà bạn phải trả ngày nay”.

Trở thành cứu tinh cung cấp năng lượng cho châu Âu giữa khủng hoảng nhưng quốc gia này lại bị EU chỉ trích là thừa nước đục thả câu - Ảnh 4.

Ảnh: Adrian Ohrn Johansen / The Washington Post

Các cuộc thảo luận vấn đề trục lợi trong xung đột diễn ra song song với cuộc tranh luận về quỹ đầu tư nhà nước và những gì các nhà hoạch định chính sách nợ công dân Na Uy.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, chính phủ đã đầu tư 2,3 tỷ USD để giảm giá điện, cùng với một số biện pháp khác. Nhưng ở trên bờ biển Stavanger, cách nơi có đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu không xa, chủ cửa hàng tạp hoá Ingunn Johannessen đang phải rút phích của tủ đông và băn khoăn về mùa đông sắp tới.

Từ năm 1851, gia đình Johannessen mở một cửa hành tạp hoá nhỏ bán thực phẩm và dụng cụ câu cá cho các làng chài. Cửa hàng của bà Ingunn Johannessen đã vượt qua những giai đoạn thăng trầm của địa dịch. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa giá thực phẩm và điện tăng cao đang gây khó khăn. Bà nói: “Tôi rất bực mình về hoá đơn tiền điện”.

Bà nói rằng chính quyền địa phương kiếm được rất nhiều tiền từ nhà máy khí đốt Gassco gần đó và có thể giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động của cộng đồng. Bà Johannessen cũng muốn giúp chính phủ Na Uy làm được nhiều hơn nữa. Bà nói: “Tiền sẽ đến tay những người cần nó”.

Theo Washington Post

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên