Trong biên chế, có những cây tầm gửi ăn bám, sống dựa vào quan hệ. Thực chất, muốn ổn định, bạn phải duy trì năng lực rời bỏ biên chế bất cứ lúc nào!
Khi số phận người ta chỉ là miếng thịt trên thớt kẻ khác thì luôn bị quyết định bởi nhất cử nhất động của người khác. Một khi cái được gọi ổn định ấy mất rồi, thứ còn lại chỉ là bi kịch!
- 16-10-2018Đừng chỉ hì hục phấn đấu vì tiền lương, vùi đầu vào công việc, khi còn trẻ, xin hãy dành cho mình một "quãng lười" thật đẹp
- 13-10-2018Khi cà phê chưa đủ để bạn tỉnh táo, đây là 5 bí kíp đơn giản mà vô cùng hiệu quả giúp bạn "đánh bại" sự uể oải trong công việc
- 12-10-20187 năm, thay tới 6 công việc, tôi chợt nhận ra mình chỉ nên "nhảy" khi có những dấu hiệu sau
- 01 -
Tôi quen một cô bạn học chuyên ngành phát thanh viên tại một đại học nọ. Đừng nói đó là một trường đại học bình thường, mà ngay cả học phát thanh viên tại đại học truyền thông Trung Quốc nếu không có quen biết, không học giỏi chuyên ngành thì cực khó xin vào biên chế của đài truyền hình.
Trừ khi cô bạn ấy thực sự nỗ lực trong suốt 4 năm đại học.
May mắn thay, bố mẹ cô bạn tôi có chút quan hệ đi lại mãi sau cùng cũng giúp cô ấy có cơ hội vào thực tập trong cơ quan nhà nước. Tuy chỉ là thực tập song cô luôn chăm chỉ, nỗ lực, luôn giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, dù là việc vặt như quét dọn, pha trà, rót nước... đều nhận làm hết. Mọi người trong cơ quan thật ghi nhận cố gắng của cô. Lại nhờ mối quan hệ rất tốt nên rất nhanh sau đó cô được nhận.
Cô ấy vui mất mấy ngày, rồi cuộc sống cũng nhanh chóng trở về sự yên tĩnh vốn có. Hằng ngày cô ấy lên xe bus lúc 7g sáng đến cơ quan thì họp hành liên miên, ngồi nghe những lời nói sáo rỗng, nhàm chán, ngán ngẩm của lãnh đạo. Nhàn rỗi, cô thường ngồi trước máy tính, ngồi nhìn vô định vào màn hình, lúc lại ngó quanh xem mọi người rồi lén vào Taobao.
Trong tuần làm việc, cô rất ít phải ra ngoài phỏng vấn nhưng cô ấy lại bảo thích được đi như thế, hơi mệt chút nhưng đỡ nhàn rỗi đi.
Dù sao, đó cũng chính là mong muốn của cô ấy khi đó.
Thế nhưng: Con người vốn dĩ là lười nhác, dần dà cô ấy cũng không thích phải ra ngoài nữa. Mỗi lần đi phỏng vấn, đều phàn nàn trách trời trách đất, giống như những đồng nghiệp khác, dù cho có được xuất ngoại, thậm chí còn chẳng hào hứng gì. Chúng tôi nói chuyện với nhau hôm đó, cô ấy bảo: "2 năm rồi, chuyên ngành được học chẳng những không tiến bộ mà còn lạc hậu". Tôi hỏi tại sao, cô ấy đáp: Nhàn quá mà!".
Tôi hỏi: "Thế có mặt nào khá lên không?"
Cô đáp: "Cũng có đấy. Khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội".
Tôi bảo: "Thế cũng là tiến bộ rồi, dù ở đâu cũng phải có quan hệ xã hội, kể cả những người sáng tác tự do như chúng tớ".
Cô ấy nói tiếp: "Điều mình ghét nhất chính là lối xã giao như thế. Có một hôm sếp chủ nhiệm kể chuyện cười. Câu chuyện rõ ràng là rất nhạt nhẽo, nhưng ai nấy phải cười theo. Có cậu đồng nghiệp đứng bên cạnh rõ ràng không thấy vui nhưng vẫn cố nặn ra một nụ cười nhạt nhẽo. Hãm lắm!".
Tôi hỏi: "Thế cậu cũng cười chứ?", cô ấy cúi đầu : "Thì thế mới ghét cái nơi ấy. Giá trị của mình với những người xung quanh hoàn toàn phân biệt nhưng giả tạo thì như nhau".
Thực ra, dù là công việc được xem là ổn định trong biên chế nhà nước hay cuộc sống khởi nghiệp tự do thì đều không tránh khỏi phải duy trì những mối quan hệ xã hội, dù bạn có rời bỏ biên chế nhưng nếu không biết cách nói chuyện thì vẫn bị ghét bỏ, cũng như nếu không biết làm việc thì sẽ luôn bị chê bai.
Cô ấy bảo: "Sớm biết ổn định hóa ra là thế thì thà vài năm nữa mới đi làm, hiện tại mình không biết có nên xin thôi việc hay không. Bây giờ không thôi việc thì hơn 30 tuổi có con rồi, muốn thay đổi còn khó hơn".
Tôi không nói gì cũng không biết nên khuyên thế nào. Thôi việc chắc chắn sẽ hối hận, nhưng nếu bảo đừng thôi việc thì có khi cô ấy cũng không nghe nổi.
Tối hôm đó tôi gửi cho bạn một tin nhắn rằng: "Người mạnh mẽ thực sự không bỏ chạy một cách xấu hổ mà tận dụng thời gian nhàn rỗi để tôi luyện bản thân. Tuy đang sống trong biên chế hãy rèn luyện khả năng rời bỏ biên chế mà vẫn sống tốt".
Hồi lâu cô ấy nhắn lại: "Đi uống rượu không".
- 02 -
Tối hôm đó, tại một quán bar yên tĩnh tôi đã chia sẻ với cô ấy một câu chuyện không lâu trước đây về cậu bạn tên D. Tôi gọi điện cho hắn.
Tôi hỏi hắn: "Dạo này thế nào?". Thật may đã rất lâu rồi hắn không dùng Wechat.
Sau này mới biết, hắn đã tìm gặp rất nhiều người, tốn không ít tiền để mong được về Bắc Kinh nhưng không được. Sau khi vỡ mộng, tuy cuộc sống trong biên chế nhưng hắn không oán trách số phận, chỉ trích, thậm chí đòi xin thôi việc. Ngược lại, hắn đã cố công lấy được chứng chỉ phiên dịch trung cấp và kiểm toán viên. Hắn thường tắt máy, hàng ngày trừ việc gọi điện cho bố mẹ hoặc nói chuyện với bạn bè ra, thời gian còn lại dồn hết vào việc học. Có những hôm phải làm thêm nhưng hắn tranh thủ từng thời khắc lôi bài ra ôn luyện. Sự kiên trì đó chính là hi vọng.
Bạn muốn biết kết quả không? Hắn thi đỗ kiểm toán viên, thi đỗ phiên dịch viên với điểm số khá cao. Do có thành tích xuất sắc, không lâu sau một lãnh đạo ở Bắc Kinh để ý hắn. Hắn vốn rất kín tiếng, thậm chí trong quá trình học tập còn mắc tội với rất nhiều lãnh đạo nhưng thú vị ở chỗ, khi Bắc Kinh cần người, lãnh đạo chợt phát hiện ra đơn vị mình hóa ra có viên ngọc sáng như thế, nhất định đòi đưa lên Bắc Kinh.
Trong điện thoại hắn cười bảo tôi: "Hiện giờ tớ đang đắn đo không biết có nên về Bắc Kinh chăng?". Tôi bảo: "Nhất định phải về, mọi người đều đang đợi". Hắn trêu bảo: "Nhưng đãi ngộ ở đây tốt hơn nhiều".
Tôi cười rất sảng khoái. Một năm trước, hắn không thể tự quyết định số phận của bản thân. Quan hệ xã hội quá phức tạp, mất tập trung một chút, số phận đã khiến hắn chuyển sang một hướng khác, nhưng chính nhờ không lùi bước nên dù có làm việc trong biên chế, tuy có nhiều việc bản thân không tự quyết được, hắn vẫn luôn kiên trì học tập, giữ vững trạng thái tiến bộ từng ngày, sao cho dù có không làm biên chế nữa, cuộc sống vẫn có thể ổn, tốt.
Mấy hôm trước, hắn gửi cho tôi một tin nhắn nói về một đạo lý: Có hai kiểu sống trong biên chế, một là kiểu người sống dựa vào các quan hệ, sống kiểu này dễ lắm, con đường thăng tiến của bản thân phụ thuộc vào lãnh đạo và quan hệ. Nếu gặp được cấp trên tốt thì tốt quá. Nhưng nếu không thì dẫu có to gan cứng cổ cũng nên cụp đuôi ngoan ngoãn cúi đầu.
Hai là kiểu người sống dựa vào năng lực bản thân. Kiểu người này dù ở đâu cũng thế, giống như cái USB vậy, dù lắp vào máy chủ nào thì cũng đều chạy được cả. Tiền đồ vận mệnh của họ là do kỹ năng chuyên môn, chỉ cần quan hệ không quá tệ là có thể sống tự do.
Hắn cười rồi bảo: "Bây giờ tớ chính là kiểu người như thế".
Quả thật khi số phận người ta chỉ là miếng thịt trên thớt kẻ khác thì luôn bị quyết định bởi nhất cử nhất động của người khác. Thật là những cây tầm gửi ăn bám trong biên chế.
Một khi cái được gọi ổn định ấy mất rồi thì còn lại chỉ là bi kịch đấy thôi!
- 03 -
Trong biên chế vẫn có rất nhiều người nỗ lực phấn đấu vươn lên, không thỏa mãn với hiện tại, nắm bắt mọi cơ hội để tiến lên, không rào cản nào trói buộc được họ. Những bức tường kiên cố vây bọc mọi người thì với họ lại chính là ngôi nhà cung cấp sự bảo đảm.
Tôi đã từng nghe một vị thị trưởng thành phố Tề Nam nói thế này: Người trong biên chế phải duy trì năng lực có thể rời bỏ biên chế bất cứ lúc nào.
Câu nói này không để nói rằng cứ việc rời bỏ biên chế bất cứ lúc nào mà là hãy duy trì nỗ lực phấn đấu trong chính hoàn cảnh ổn định, yên ổn không đồng nghĩa với trì hoãn, phải tự giác phấn đấu tiến lên. Rất nhiều cái được coi là ổn định nhưng thật ra là thói quen xấu đang giết dần chúng ta.
Hàng ngày tiến bộ, đó mới là ổn định đích thực!
Chớ lệ thuộc vào những hứa hẹn của lãnh đạo, càng chớ tin tưởng vào những đảm bảo của biên chế, cuộc sống là của mình, không tự dành lấy thì dựa vào đâu mà mong chờ người khác mang đến cho mình một tương lai tốt đẹp nào đó?
Sau này, thái độ về cuộc sống của cô bạn tôi thay đổi rất lớn. Cô ấy vẫn thường xuyên cười cười nói nói với các đồng nghiệp nhưng kì thực chỉ là xã giao thôi. Cô ấy vẫn gửi tin nhắn định kỳ cho lãnh đạo ngỏ ý chúc phúc chân thành của mình. Điều có ý nghĩa là hàng ngày cô ấy bắt đầu tranh thủ thời gian sau giờ làm để phấn đấu.
Cô ấy tự làm một dự án cá nhân, buổi tối đọc sách cho mọi người, đăng kí một tài khoản công chúng trên Wechat và tự làm truyền thông.
Cô ấy đăng kí thi chứng chỉ trình độ người dẫn chương trình. Thời gian rảnh rỗi cô ấy tìm đến một trường học gần công ty, hằng ngày cùng bọn trẻ con ôn luyện trong phòng tự học. Từ thư viện trở về nhà, cô có thêm thời gian xem các loại sách khác thêm nửa tiếng đồng hồ nữa.
Hiện nay, tài khoản công chúng trên Wechat của cô đã có hơn 1 vạn người quan tâm, và cô còn muốn thêm có trăm vạn người quan tâm nữa. Chính vào tháng 11, cô ấy đã lấy được chứng chỉ người dẫn chương trình với số điểm lý tưởng.
Hôm đó, trong nhóm bạn của cô ấy tôi đã đọc được một câu nói được trích trong phim The Shawshark Redemption: "Some birds are not meant to be caged, their feathers are just too bright" (Có những con chim không bao giờ bị nhốt bởi trên mỗi sợi lông của chúng đều thấm đẫm vẻ huy hoàng của tự do).
Quả thực đối với những người luôn nỗ lực hàng ngày đó thì dù ở trong hay ngoài biên chế, liệu có còn quan trọng hay không?
Về sau, rất nhiều bạn bè của cô ấy đều đã xin thôi việc do có năng lực nên cô ấy thăng chức rất nhanh. Cô cười bảo tôi: "Những việc mà trước khi thôi việc họ không làm, thì sau khi thôi việc, họ cũng không làm nổi đâu".
Hàng ngày họ vẫn vào làm việc lúc 9h, 5h tan, miệng hô vang: "Thế giới này rộng lớn lắm, tớ muốn đi ra khám phá xem sao", nhưng lại oán trách công việc vất vả, không có bảo đảm. Ai dà, hoàn cảnh của họ đã thay đổi rồi đấy, chỉ có con người là không thôi!
Thật vậy, cuộc sống là do bản thân dù ở đâu nên mang một trái tim nhiệt huyết.
Nhớ rằng, rất nhiều việc tự mình không thể giải quyết, thì cũng không thể nhờ xin thôi việc mà xong được. Để có năng lực sống độc lập, làm chủ kỹ năng, có trình độ ca phải mất bao đêm suy tư, cần bao thời gian tích lũy, rèn luyện!
Chính vì vậy đừng oán trách mà gọi cái gì là bất công, đừng hối hận vì đã lựa chọn cái "lồng cũi bó hẹp" nào, đừng đau khổ vì cái gông mình đang mang. Chỉ cần bạn vẫn luôn tiến lên, gông cùm sẽ biến thành cánh tiên, lồng cũi sẽ biến thành biệt phủ!
(Bài viết lược trích từ cuốn sách Gọi là ổn định, thật ra là hoài phí cuộc sống, tác giả Lý Thượng Long)
Trí thức trẻ