Trong đại dịch SARS và MERS, thế giới đã dùng huyết tương người khỏi điều trị cho bệnh nhân nặng
Phương pháp dùng huyết tương điều trị cho bệnh nhân nặng đã từng được áp dụng tại Trung Quốc. FDA của Mỹ cũng đã cho phép nghiên cứu áp dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
- 11-04-2020[Giảm đau kinh tế 11/4] Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm phí, lệ phí; Covid-19 khiến lạm phát của Mỹ giảm trong tháng 3/2020
- 11-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 11/4: Số ca tử vong trên toàn cầu tăng gấp đôi trong gần 1 tuần; Italy, Pháp kéo dài thời gian phong toả
- 10-04-2020Phát hiện kinh ngạc về nguồn gốc các ca lây nhiễm ở New York: Đa số không tới từ châu Á, mà từ 1 ổ dịch khác
TS. BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương cho hay, phương pháp lấy huyết tương của người đã khỏi bệnh Covid-19 để điều trị cho những bệnh nhân nặng mắc căn bệnh này đã được thực hiện tại Trung Quốc và một số nước khác trong đại dịch Covid-19.
Việc dùng huyết tương của người khỏi bệnh là phương pháp điều trị cho những bệnh nhân nặng cơ thể có tải lượng virus cao, đã điều trị bằng các phương pháp thông thường nhưng virus trong cơ thể không giảm.
Trong huyết tương của người đã khỏi bệnh Covid-19 có chứa kháng thể chống virus, khi truyền vào cơ thể người bệnh, kháng thể sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ bệnh nhân diệt virus.
"Phương pháp tách huyết tương của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 không khác so với các phương pháp mà Viện huyết học đang thực hiện như những người đi hiến máu bình thường.
Việc chọn người cho máu để tách huyết tương và bệnh nhân được chỉ định điều trị, do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương phụ trách. Còn Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ tách chiết huyết tương theo yêu cầu", TS. Khánh nói.
Huyết tương của người khỏi Covid-19 được tách ra như người đi hiến máu, ảnh minh hoạ.
Theo PGS.Nguyễn Huy Nga, phương pháp điều trị huyết hiện nay một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc đang nghiên cứu để sử dụng và FDA của Mỹ cũng đã cho phép nghiên cứu áp dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Phương pháp này đã được sử dụng trong đại dịch 1918, và gần đây là trong các vụ dịch SARS và MERS.
"Huyết tương là chất lỏng màu vàng nhạt trong máu của người đã khỏi bệnh Covid-19 có chứa các kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2. Người ta cho rằng nó có thể thúc đẩy tạo miễn dịch trong người bệnh để chiến đấu với bệnh Covid-19. Tuy nhiên phương pháp này cũng đang gây nhiều tranh cãi về hiệu quả và hậu quả nó", PGS. Huy Nga giải thích.
Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa từng được áp dụng và Bộ Y tế cũng chưa có hướng dẫn quy trình điều trị bằng huyết tương người khỏi bệnh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đề tài nghiên cứ dùng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị cho người mắc bệnh. Trước đó, Việt Nam đã từng sử dụng huyết tương của máu động vật để điều trị bệnh truyền nhiễm.
"Chúng ta chỉ sử dụng huyết thanh chiết xuất từ huyết tương máu ngựa để điều trị các bệnh uốn ván (SAT), rắn cắn (SAV), bệnh dại (SAR). Đây là các chế phẩm của Viện Vắc xin Nha Trang, Bộ Y tế", PGS.Huy Nga nói.
Hiện nay, Việt Nam có 2 trường hợp bệnh nhân nặng là bệnh nhân số 19 có bệnh lý nền và bệnh nhân 91 (phi công) không có bệnh lý nền nhưng có phản ứng miễn dịch cơ thể quá mạnh. Hiện cả hai bệnh nhân vẫn đang được can thiệp ECMO.
Trước đó vào ngày 9/4, Bộ Y tế đã giao Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ cùng phối hợp nghiên cứu tách chiết huyết tương từ người khỏi để điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Theo đó Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành huyết học nghiên cứu tách chiết huyết tương từ người mắc Covid-19 đã khỏi để điều trị cho các bệnh nhân nặng theo phác đồ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo.
Trí thức trẻ