MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong khi bảng giá đỏ rực, cổ phiếu “họ” Masan tăng rực rỡ với câu chuyện M&A và thoái vốn

Bật tăng mạnh nhất là VSN tăng gần 12%. Cổ phiếu duy nhất thuộc họ Masan có thị giá thấp hơn 20.000 đồng là MSR tăng gần 8%, qua 10h, đã tăng trần. VCF tăng gần 7% - một mức tăng khiêm tốn sau 3 phiên tăng trần liên tục vừa qua. MSN cũng tăng tích cực lên trên 71.000 đồng.

MSN của CTCP Tập đoàn Masan, MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Cosumer), MSR của CTCP Tài nguyên Masan (Masasn Resource), VCF của CTCP VinaCafe Biên Hòa và VSN của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) đều đồng loạt bật lên sắc xanh tích cực trong phiên giao dịch sáng 08/12 trong khi thị trường chung tiếp tục bị lấn át bởi sắc đỏ và VN-Index có lúc giảm hơn 8 điểm.

Bật tăng mạnh nhất là VSN tăng gần 12%. Cổ phiếu duy nhất thuộc họ Masan có thị giá thấp hơn 20.000 đồng là MSR tăng gần 8%, qua 10h, đã tăng trần. VCF tăng gần 7% - một mức tăng khiêm tốn sau 3 phiên tăng trần liên tục vừa qua. MSN cũng tăng tích cực lên trên 71.000 đồng.

Thực tế không chỉ trong phiên sáng nay, trong vòng 1 tháng qua, MSN đã cùng các cổ phiếu trong VN30 tạo nên làn sóng cổ phiếu trụ và đã đi lên từ mức giá 56.000 đồng. Tương tự, MCH cũng đã tăng vọt từ mức giá 58.000 đồng lên trên 65.000 đồng. VSN tăng từ mức giá dưới 40.000 đồng. Chỉ có MSR còn bình tĩnh khi lĩnh vực kinh doanh của đơn vị này có phần khác biệt hẳn với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng.

MSN từng nằm trong làn sóng cổ phiếu trụ và động lực lớn từ việc mua 100 triệu cổ phiếu quỹ, nhưng khi làn sóng này hạ nhiệt thì có lẽ câu chuyện tác động tích cực đến sự tăng giá của nhóm này gần đây nhất chính là việc MSN muốn tăng sở hữu tại VCF lên 100%.

Cụ thể, MSN thông báo Masan Beverage (công ty con thuộc 100% sở hữu của MSN) sẽ chào mua công khai 8.383.372 cổ phiếu VCF với giá chào mua là 202.000 đồng để nâng tỷ lệ sở hữu từ 68,5% lên 100%. Trước khi chào mua công khai, VCF sẽ trả cổ tức tiền mặt là 66.000đ/cp.

Với một cổ phiếu cô đặc, thanh khoản thấp như VCF, thông tin này đã đẩy VCF tăng trần 3 phiên liên tục.

Theo đánh giá của CTCK HSC, mức cổ tức tiền mặt chi trả là một động lực rõ ràng vì giá chào mua sau cổ tức là khá hấp dẫn. HSC ước tính MSN sẽ chi trả 1.693 tỷ đồng để mua lượng cổ phiếu trên và 553 tỷ đồng để chi trả cổ tức tiền mặt. Như vậy tổng cộng MSN sẽ chi ra 2.247 tỷ đồng; bằng khoảng 37% tổng tiền mặt của Tập đoàn hiện tại.

Thông tin này không ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn dù có thể khiến doanh thu HĐ tài chính năm 2018 giảm đi bởi lẽ sau khi nâng tỷ lệ sở hữu tại VCF lên 100% thì lợi ích cổ đông thiểu số sẽ giảm và LNST đóng góp cho cổ đông công ty mẹ của MSN sẽ tăng thêm con số tương đương.

Mặc dù đưa ra dự báo lợi nhuận giảm nhưng CTCK này lại đánh giá khả quan với triển vọng của cổ phiếu MSN do một câu chuyện liên quan đến Techcombank và Masan Resources. Theo đó, Masan có thể bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank và khoản lãi này có thể khá lớn – theo nhận định của HSC. Đồng thời, việc thoái vốn khỏi Masan Resources cũng đã được đề cập đến trước đây, nay lại đang được kỳ vọng sẽ đem đến khoản lợi nhuận đột biến cho ông lớn này.

“Khả năng bán cổ phần tại MSR và Techcombank trước cuối năm nay hoặc đầu năm sau có thể sẽ đem lại khoản lãi đáng kể. Theo đó công ty có thể có tăng thêm tiền mặt và giảm nợ; từ đó nâng cao lợi nhuận” – HSC cho biết.

HSC cũng đánh giá, lợi nhuận đầu năm nay của MSN bị ảnh hưởng do chu kỳ giảm của giá thức ăn chăn nuôi và sự tăng trưởng kém của mảng hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, từ năm 2018 lợi nhuận của Masan Consumer nhiều khả năng sẽ phục hồi nhờ quá trình xả hàng tồn kho đã hoàn tất trong khi đó lợi nhuận của MNS sẽ quay lại mức tăng trưởng bình thường là 10-20%. Triển vọng dài hạn của mô hình 3F của Masan Nutri Science có nhiều hứa hẹn.

Mai Linh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên