MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong khi các quốc gia chạy đua để gom từng mét khối khí đốt, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới lại 'bình chân như vại' - thị trường càng thêm bất an

27-07-2022 - 15:05 PM | Thị trường

Nguồn: Reuters

Nguồn: Reuters

Khi các quốc gia đang chạy đua để mua khí đốt vốn đang khan hiếm về nguồn cung và giá đắt đỏ thì Trung Quốc, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới lại đi ngược lại. Tuy nhiên điều này có thể gây ra những bất ổn cho thị trường khí đốt trên toàn cầu, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng năng lượng.

Vào thời điểm mà những người mua khí đốt tự nhiên trên khắp thế giới đang tranh nhau mua đến từng phân tử khí đốt cuối cùng để tránh khỏi nguy cơ "lạnh lẽo" trong mùa đông tới thì Trung Quốc - nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới lại có động thái im ắng.

Trái ngược hoàn toàn với các đối thủ trong khu vực, các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc không mua thêm lô hàng nào cho mùa đông. Động thái này đang ngầm đánh cược rằng chính sách Zero Covid của Trung Quốc sẽ tiếp tục làm hạn chế về nhu cầu đối với mặt hàng năng lượng này. Sự suy giảm nguồn cung toàn cầu đã khiến LNG trở nên rất đắt đỏ và các thương nhân không muốn phải chi thêm tiền nếu nhiên liệu không cần thiết.

Tuy nhiên điều này là khá mạo hiểm bởi nó có thể trở nên phản tác dụng nếu thời tiết trở nên lạnh giá bất thường hoặc nền kinh tế Trung Quốc phục hồi. Không chỉ dừng lại ở đó, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị trường khí đốt toàn cầu vốn đang chao đảo vì Nga cắt giảm nguồn cung và tình trạng ngừng hoạt động tại các cơ sở xuất khẩu LNG lớn của thế giới.

Nếu nhu cầu khí đốt của Trung Quốc tăng lên đột ngột, điều này sẽ buộc các nhà nhập khẩu quay trở lại cuộc cạnh tranh gay gắt để mua LNG, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt đang diễn ra trên toàn thế giới và đưa mức giá lên một mức kỉ lục mới, mức giá vốn dĩ đã tăng vọt trong thời gian gần đây.

Trong khi các quốc gia chạy đua để gom từng mét khối khí đốt, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới lại bình chân như vại - thị trường càng thêm bất an - Ảnh 1.

Nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc sụt giảm. Đồ họa: Bloomberg

Mối đe dọa tiềm tàng

Ông Toby Copson, Trưởng bộ phận kinh doanh và cố vấn toàn cầu của Công ty Trident LNG cho biết, việc các công ty Trung Quốc không mua nguồn cung cấp LNG trên thị trường giao ngay là một điều bất thường. "Điều này có nghĩa là Trung Quốc đang không gặp căng thẳng về nguồn cung và những gì họ có sẵn thông qua đường ống dẫn khí đốt và sản lượng than trong nước của họ dường như là đủ vào thời điểm hiện tại".

Sự tĩnh lặng từ thị trường Trung Quốc đã khiến nhập khẩu LNG giảm khoảng 20% trong 6 tháng đầu năm. Vào năm 2021, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, tuy nhiên danh hiệu này dự kiến sẽ bị mất trong năm nay.

Việc Trung Quốc ngừng hoạt động nhập khẩu đối với LNG đang tạo cơ hội cho những người mua khác ở châu Á và châu Âu tích trữ lượng khí tồn kho của họ. Các công ty Trung Quốc đang bán lại khối lượng LNG dự phòng của mình cho các nhà nhập khẩu thiếu năng lượng ở châu Âu.

Thực tế Trung Quốc đang có những lựa chọn khác để tránh khỏi việc mua những lô hàng khí đốt với mức giá đắt đỏ. Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty khai thác than tăng sản lượng để sản xuất nhiều than hơn, nhiên liệu chính để sản xuất điện. Đồng thời tăng cường nhập khẩu khí đốt từ những đường ống rẻ hơn và thúc đẩy sản xuất. Theo Cơ quan quản lý năng lượng quốc gia, trong nửa đầu năm 2022, sản lượng than của quốc gia này đã tăng lên 2,2 tỷ tấn trong nửa đầu năm 2022, tăng 11% so với cùng kì năm trước.

Nguồn cung cấp nhiên liệu đang ở mức có thể kiểm soát được của Trung Quốc phần lớn nhờ vào nhu cầu suy yếu khi Trung Quốc vẫn đang thực hiện các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Nền kinh tế của quốc gia này đã thoát khỏi tình trạng suy thoái trong quý gần dây nhất khi một loạt các doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động và giải thể.

Không rõ điều này có thể sẽ tồn tại trong bao lâu. Mặc dù chính sách Zero Covid vẫn được duy trì nhưng nền kinh tế quốc gia này có dấu hiệu mạnh lên vào tháng 7 và Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nhận thấy hoạt động phục hồi trong vài tháng tới sẽ tạo ra những làn sóng trên khắp châu Á và châu Âu.

Các nhà phân tích của Goldman cho biết trong một báo cáo mới đây rằng nhu cầu của Trung Quốc tăng trở lại sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh từ châu Á đối với mặt hàng khí đốt. Điều đó sẽ khiến nguồn cung cho châu Âu giảm đi và yêu cầu khu vực này phải cắt giảm tiêu thụ hơn nữa để đảm bảo mức dự trữ ở mức thoải mái cho mùa đông này.

Đại diện Trident LNG cho biết: "Ngay bây giờ, việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và Trung Quốc đang giải quyết tình trạng tồn đọng trong hoạt động công nghiệp và các vấn đề về nhu cầu. Nếu một trong những người mua lớn nhất ở châu Á quay trở lại với sức mua lớn thì cuộc đua để mua được khí đốt sẽ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, giá cả cũng sẽ tăng lên mức mới.

Ngoài ra nếu nhiệt độ giảm đột ngột cũng có thể thúc đẩy Trung Quốc mua LNG. Đó là những gì đã xảy ra vào tháng 1 năm 2021, đã khiến nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc bị động, sử dụng hết hàng tồn kho và buộc phải tăng cường nhập khẩu và khiến giá cả tăng vọt.

Tham khảo: Reuters, Bloomberg

https://cafef.vn/trong-khi-cac-quoc-gia-chay-dua-de-gom-tung-met-khoi-khi-dot-nha-nhap-khau-lon-nhat-the-gioi-lai-binh-chan-nhu-vai-thi-truong-cang-them-bat-an-20220727110910978.chn

Như Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên