Trong khi Việt Nam đang lấy ý kiến về đánh thuế bất động sản thì có nước đánh thuế tới 16%
Thu thuế bất động sản không phải là vấn đề mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
- 03-03-2022Tính toán các giải pháp về thuế, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- 03-03-2022Bình Dương đưa Quốc lộ 13 thành đại lộ, phát triển Thuận An thành “phố Wall” của tỉnh
- 02-03-2022Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa Luật thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài Chính đang xây dựng đề cương báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, theo chỉ đạo của Chính phủ về chính sách thuế liên quan đến bất động sản. Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về các chính sách thu thuế bất động sản, bao gồm việc đánh thuế với nhà và tài sản. Việc đánh thuế lên nhà và bất động sản là vấn đề được giới chính sách và chuyên gia đề cập đến trong những năm gần đây.
Vào tháng 9/2021, Chủ tịch Quốc hội từng gợi ý Thanh Hoá nghiên cứu thí điểm chính sách thuế tài sản (thuế nhà ở) tại khu vực đô thị. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc áp dụng thuế nhà nên áp dụng thí điểm cho chính quyền đô thị lớn. Nếu Thanh Hoá thí điểm thành công thuế nhà ở, sau này có thể nghiên cứu áp dụng cho Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Các khoản thu với bất động sản hiện nay gồm có thu khi xác lập và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu trong quá trình sử dụng tài sản gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng đất phi nông nghiệp; thu khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Theo các chuyên gia, việc đánh thuế lên bất động sản không chỉ tạo ra nguồn ngân sách cho nhà nước mà còn trở thành công cụ hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, nhưng đòi hỏi dữ liệu thị trường phải thật chuẩn xác.
Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đều thực hiện thu thuế bất động sản. Thuế bất động sản ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3 – 4% ở các nước phát triển. Một số nước trên thế giới đang áp mức thuế bất động sản như sau:
Anh
Theo Trung tâm nghiên cứu quốc tế AES, tại Anh, tùy theo giá trị của bất động sản sẽ có tỷ lệ đánh thuế khác nhau. Cụ thể: 0% cho các tài sản dưới 40.000 bảng, 3% cho các tài sản từ 40.001 - 125.000 bảng, 5% cho các tài sản từ 125.001 - 250.000 bảng, 8% cho các tài sản từ 250.001 - 925.000 bảng, 13% cho tài sản từ 925.001 - 1.500.000 bảng và 15% cho các tài sản trên 1.500.001 bảng Anh. Ngoài ra, khi mua bất động sản thứ 2, thuế phải đóng ở mức cao hơn tới 3% và Anh cũng áp thuế 7,5% đối với nhà, đất bỏ trống từ 2 năm trở lên.
Mỹ
Ở Mỹ, việc đánh thuế bất động sản do các tiểu bang quy định và mỗi tiểu bang sẽ có mức thuế suất khác nhau. Theo trang USA Today, tại New York, mức thuế suất áp dụng lên tới hơn 3% và đây là nơi có mức thuế bất động sản ở mức cao của Mỹ. Tại một số tiểu bang khác, thuế suất thuế bất động sản dưới 0,5%, ví dụ như: ở Hawaii thuế bất động sản là 0,3%; California áp mức thuế 0,74%; Florida với mức thuế là 0,94%;…
Singapore
Ở Singapore, thuế suất bất động sản là thuế lũy tiến và có hai mức thuế suất khác nhau đối với bất động sản nhà ở có chủ sở hữu và không có chủ sở hữu sử dụng. Theo trang GuideMeSingapore, các bất động sản có chủ sở hữu có giá trị dưới 8.000 USD được hưởng thuế bằng 0%. Bên cạnh đó, mức thuế bất động sản dao động từ 4 - 16% tuỳ thuộc vào từng mốc giá trị của bất động sản. Ngoài ra, thuế bất động sản đối với nhà bỏ trống từ 10% đến 20%.
Hàn Quốc
Theo báo cáo của Investkorea về thuế bất động sản, Hàn Quốc đang áp mức 4% đối với bất động sản sử dụng với mục đích xây dựng khu golf, đất xây dựng khu du lịch hạng sang. Đối với bất động sản thông thường, mức thuế sẽ là 0,1% đến 0,4%.
Philippines
Theo báo cáo của Worldbank về thuế bất động sản, Philippines đánh thuế bất động sản 2% ở thủ đô Manila và 1% ở tỉnh khác.