Trong ngày có một khung giờ độc: Thường xuyên tỉnh dậy vào lúc này và bị đau họng dễ mắc một loạt bệnh, trong đó có ung thư vòm họng hoặc HIV
Cảm lạnh không phải lúc nào cũng là lý do khiến bạn phải thức dậy lúc nửa đêm vì đau họng...
- 21-02-2022Loại gia vị được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng: Là "khắc tinh" của ung thư, có nhiều trong căn bếp gia đình, bán đầy ngoài chợ Việt
- 21-02-20224 thói quen "khắc tinh" với bệnh tật đường hô hấp,làm đủ mỗi ngày thì ung thư phổi không dám đến gần
- 20-02-20223 điểm phình to trên bàn tay cảnh báo phổi đang bị tấn công: Tín hiệu báo trước ung thư phổi cận kề nhưng nhiều người lại tưởng bệnh vặt
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây đau hoặc khô rát cổ họng đến mức khiến bạn phải thức dậy vào nửa đêm . Omid Mehdizadeh, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ tai mũi họng tại Trung tâm Sức khỏe Providence St. John ở Santa Monica, California giải thích, nước mũi chảy từ xoang xuống khu vực phía sau cổ họng là lý do chủ yếu. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một số vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm gây kích ứng cổ họng.
Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất khiến bạn thức dậy vì đau họng lúc nửa đêm và hướng dẫn của chuyên gia giúp làm dịu tình trạng này:
Dị ứng
Ngứa cổ họng và hắt hơi là những triệu chứng đặc trưng của dị ứng theo mùa.
Theo bác sĩ Omid, hít phải phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc hoặc lông chó mèo có thể gây viêm đường hô hấp, tạo cảm giác khó chịu trong họng.
Việc làm đầu tiên để giải quyết tình trạng này là xác định chính xác các tác nhân gây dị ứng, sau đó tránh tiếp xúc với chúng nhằm kiểm soát triệu chứng.
Đại học Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI) đã chỉ ra, thuốc không kê đơn hoặc những thuốc kê đơn như thuốc kháng histamin và một số biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm cảm giác khó chịu và đau họng.
Tiếp xúc với môi trường gây kích ứng
Những loại nước ấm như trà mật ong có thể làm dịu cổ họng, tránh gây kích ứng.
Một số người không bị dị ứng nhưng lại cảm thấy khó chịu và đau họng khi tiếp xúc với các chất gây kích thích như khói bụi. Bác sĩ Omid giải thích, chúng tác động tới cơ thể, tạo ra phản ứng miễn dịch trong mũi và họng. Từ đó dẫn tới viêm nhiễm và tăng cường sản xuất nước mũi.
Như đã đề cập, tránh xa các tác nhân gây kích ứng là việc làm hàng đầu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bộ lọc không khí để ngăn bụi bẩn ngoài trời xâm nhập vào nhà. Nếu vấn đề bắt nguồn từ nấm mốc, viện Cleverland khuyến nghị, chạy máy hút ẩm để giữ độ ẩm trong nhà dưới 50%.
Trời lạnh, không khí khô
Mùa đông không chỉ khiến da trở nên khô hơn mà còn tác động không nhỏ tới đường hô hấp.
Thời tiết lạnh hoặc khô có thể khiến cơ thể tăng cường sản xuất chất nhầy nhằm giữ ẩm cho đường thở. Khi trở nên dư thừa, chúng sẽ bắt đầu chảy xuống cổ họng, gây cảm giác khó chịu, nghẹt mũi hoặc thậm chí đau họng.
Tăng cường độ ẩm trong không khí có thể cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải biến không gian trong nhà thành một phòng tắm hơi. Theo Viện Cleveland, độ ẩm lý tưởng nằm trong khoảng 30-50%.
Trào ngược axit dạ dày
Những loại thực phẩm thường gây trào ngược axit dạ dày bao gồm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, món cay, chua, rượu và đồ uống chứa caffein.
Viện Cleveland cho biết, trào ngược axit dạ dày có thể gây kích ứng cổ họng, làm đau họng, khàn giọng hoặc ho khan. Tình trạng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm nên người mắc thường gặp phải các triệu chứng khó chịu sau khi thức dậy buổi sáng.
Nhìn chung, kiểm soát tình trạng trào ngược axit dạ dày sẽ giúp giảm đau họng. Mọi người nên tránh tiêu thụ thức ăn gây ợ chua và cố gắng không ăn gì trước khi đi ngủ 3 tiếng.
Tổn thương thanh quản
Súc miệng nước muối hoặc uống nước ấm có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu trong họng.
Những người phải nói nhiều hoặc làm những công việc cần thường xuyên nói trước đám đông có khả năng bị tổn thương thanh quản. Bác sĩ Omid cho biết, sử dụng giọng nói quá lâu hoặc quá to sẽ làm căng dây thanh quản và tạm thời khiến chúng bị sưng tấy, kích ứng. Hậu quả của điều này là giọng nói sẽ trở nên khàn, đau họng hoặc thậm chí gây mất giọng.
Nghỉ ngơi, bổ sung nước, xoa bóp và tránh hắng giọng là những cách hiệu quả nhất để giảm bớt sự khó chịu và đẩy nhanh quá trình hồi phục giọng nói.
Lệch vách ngăn mũi
Khi gặp phải tình trạng này, mọi người nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn càng sớm càng tốt.
Lệch vách ngăn mũi là hiện tượng sụn ngăn cách lỗ mũi bị vẹo hoặc đẩy sang một bên. Tình trạng này thường không được chú ý cho tới khi chúng gây ra các triệu chứng như tắc mũi, tăng tiết nước mũi và gây kích ứng cổ họng.
Theo Viện Cleveland, một số người còn phải vật lộn với các cơn đau đầu, đau mặt, gặp khó khăn khi hít thở hoặc chảy máu cam vì lệch vách ngăn mũi.
Những vấn đề sức khỏe khác
Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau họng dai dẳng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư vòm họng hoặc HIV.
Theo Viện Mayo, thông thường chúng sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như khó nuốt, xuất hiện khối u ở cổ, tiết dịch nhầy có máu hoặc gặp phải những dấu hiệu giống cảm cúm.
Đau họng thể nhẹ thường không đáng lo ngại và các biện pháp khắc phục tại nhà như uống nước ấm, súc miệng nước muối sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó chịu kéo dài hơn năm ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
(Nguồn: Livestrong)
Trí thức trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần