MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trồng thứ ai cũng trồng được theo cách “lập dị”, 1 năm thu gần 170 tỉ

23-12-2024 - 21:38 PM | Thị trường

Từ nông dân một bước đổi đời thành “đại gia”, người đàn ông này đã làm thế nào?

Trồng thứ ai cũng trồng được mà giàu to chỉ sau 1 năm

Trương Xuân Phổ vốn chỉ là một nông dân bình thường ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Tuy nhiên, người đàn ông này đã khiến nhiều người phải thán phục khi chỉ trồng một loại nông sản duy nhất mà thành “đại gia”.

Năm 2011, ông Phổ bắt đầu trồng khoai tây với 500 mẫu ruộng. Năm đầu tiên, sản lượng đã đạt mức 3,5 tấn/mẫu. Đối với nông dân “mới vào nghề”, kết quả này đã rất mỹ mãn. Song, ông Phổ chưa cảm thấy hài lòng. Ông nghe nói rằng một số hộ trồng khoai năng suất cao có thể cho sản lượng 4 tấn khoai/mẫu, đồng thời, tỉ lệ khoai có kích cỡ lớn chiếm ít nhất 80%.  Trong khi đó, tỉ lệ khoai cho kích cỡ lớn của ông thậm chí chưa đạt nổi 50%.

Trồng thứ ai cũng trồng được theo cách “lập dị”, 1 năm thu gần 170 tỉ- Ảnh 1.

Vì vậy, ông đã cùng các kỹ thuật viên nghiên cứu kỹ mọi khía cạnh của lĩnh vực trồng trọt. Họ phát hiện ra thiết bị tưới khoai đang dùng có nhược điểm.

Mặc dù thiết bị này có thể tưới cho 500 mẫu đất trong một lượt, nhưng nước phun ra chỉ có thể thấm vào bề mặt khoảng 20 cm nên độ ẩm ở phía dưới sẽ thấp, gây ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của khoai tây.

Đến năm 2012, ông Phổ đã đổi toàn bộ thiết bị tưới phun cũ thành loại tưới nhỏ giọt. Mặc dù phương pháp tưới này tốn kém và rắc rối nhưng có thể tận dụng nước tối ưu hơn, giúp cho khoai tây phát triển đồng đều.

Ngoài ra, ông còn thay đổi cách sử dụng phân bón, chuyển toàn bộ loại phân bón dạng hạt rải trên mặt đất thành phân bón hòa tan trong nước, giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ tận dụng phân bón.

Trồng thứ ai cũng trồng được theo cách “lập dị”, 1 năm thu gần 170 tỉ- Ảnh 2.

Đồng thời, ông cũng đi đến các tỉnh trồng khoai tây lớn ở Trung Quốc như Hà Bắc và Sơn Đông để tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia và những nông dân trồng khoai tây hạng nhất. Nhờ vậy, trình độ và kỹ năng của ông đã được nâng cấp rất nhiều.

Kể từ sau đó, vào mùa thu năm 2012, khi năng suất trên mỗi mẫu của hầu hết các nông dân chỉ đạt ở mức 3-3,5 tấn khoai tây, thì ông Phổ đã thành công thu được sản lượng 4 tấn/mẫu. Hiện nay, sản lượng của ông Phổ thậm chí đã đạt tới 6 tấn/mẫu.

Chỉ trong vòng một năm trong ngành trồng trọt, ông Phổ đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ khi dám thử đổi mới, trồng và chăm sóc khoai tây theo phương pháp khác biệt chưa từng thấy.

Phá vỡ quy tắc trồng trọt cũ, bứt phá với loạt ý tưởng “khác người”

Nối tiếp thành công bước đầu, ông Phổ mạnh dạn phá vỡ thêm nhiều quy tắc trồng trọt khác.

Năm 2013, khi hầu hết mọi người đang trồng khoai tây có vỏ và ruột màu trắng, ông đã nhập loại khoai tây có vỏ và ruột màu vàng. Sau khi khoai tây màu vàng bùng nổ trên thị trường, ông lại nhập tiếp giống khoai tây vỏ đỏ, ruột vàng về trồng. Lúc bấy giờ, nhiều nông dân xung quanh đều cảm thấy khó hiểu trước lựa chọn của ông Phổ.

Trồng thứ ai cũng trồng được theo cách “lập dị”, 1 năm thu gần 170 tỉ- Ảnh 3.

Thực chất, ông Phổ sau khi đi khắp nơi để học hỏi đã biết được một điều: hương vị của khoai tây ruột vàng được công chúng ưa chuộng hơn, nhiều người bán buôn ở chợ sẵn sàng mua với giá cao. Vào thời điểm đó, giá khoai tây vỏ vàng và vỏ đó mang lại lợi nhuận cao hơn 30% so với khoai tây vỏ trắng ruột trắng.

Sau đó, ông Phổ dùng số tiền kiếm được để liên tục mở rộng quy mô trồng trọt. Đến năm 2017, diện tích trồng khoai tây của ông lên tới 5.000 mẫu, trở thành một trong những chủ trang trại lớn nhất tại địa phương.

Lúc này, người đàn ông với tư duy sáng tạo đã nghĩ ra một cách mới để nâng giá khoai tây lên cao hơn nữa.

Tự sản xuất cây giống và tặng miễn phí cho nông dân

Hóa ra, trong ngành trồng khoai tây, khoai tây giống là một trong những yếu tố then chốt giúp nông dân kiếm tiền. Tuy nhiên, trước năm 2017, do có rất ít công ty bán khoai tây giống trên thị trường nên ông Phổ khó có thể mua đủ cây giống.

Trồng thứ ai cũng trồng được theo cách “lập dị”, 1 năm thu gần 170 tỉ- Ảnh 4.

Để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào những nơi bán cây giống, ông Phổ quyết định tự nhân giống cây. Ông đã đầu tư hơn 5 triệu NDT (gần 17 tỉ đồng) để đăng ký thành lập công ty, thuê các kỹ thuật viên chuyên nghiệp xây dựng cơ sở nhân giống cây tại phòng thí nghiệm riêng.

Năm 2018, ông Phổ đã sản xuất thành công khoai tây giống. Để quảng bá mặt hàng này, ông đã tìm đến một số hộ trồng khoai tây lớn ở địa phương và đề nghị cấp miễn phí cho mọi người 10 mẫu khoai tây giống, đồng thời cung cấp hướng dẫn kỹ thuật miễn phí. Ngoài ra, ông còn liên hệ được với nhiều hộ khác ở các khu vực lân cận. Tổng chi phí cho số “hàng mẫu miễn phí” này thậm chí đã vượt hơn nửa triệu NDT (1,7 tỉ đồng).

Lúc đầu, mọi người đều lo lắng rằng cách làm của ông Phổ quá mạo hiểm, nhưng ông lại cho rằng, danh tiếng có được từ trải nghiệm thực tế của người trồng còn hiệu quả hơn việc ông tự khen sản phẩm của mình với khách hàng.

Kết quả, tất cả nông dân đều có một vụ thu hoạch khoai tây bội thu, thậm chí có người còn sản xuất hơn 5 tấn khoai/mẫu. Ý tưởng khác biệt của ông Phổ quả thực đã mang lại kết quả tuyệt vời.

Chẳng bao lâu, ông Phổ đã trở nên nổi tiếng trong giới trồng trọt, nhiều khách hàng từ Nội Mông và Thiểm Tây sẵn sàng đi hơn 1.000 km để mua khoai tây giống của ông.

Lúc này, ông Phổ vẫn liên tục sáng tạo ra những giải pháp nông nghiệp mới để tối ưu hiệu quả thu hoạch. Cụ thể, thay vì thu hoạch khoai bằng máy gặt cho nhanh, ông chỉ sử dụng máy kéo nhỏ. Sau đó, ông phải thuê nhân công nhặt từng củ khoai, rất tốn thời gian, công sức lẫn tiền bạc.

Hóa ra, khoai tây thu hoạch bằng máy gặt sẽ có tỷ lệ hư vỏ cao, ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của khoai tây trong năm tiếp theo. Vì vậy, ông sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho việc thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng khoai tây giống.

Năm 2020, diện tích trồng trọt của ông Phổ đã vượt quá 5.000 mẫu, trong đó khoai tây giống chiếm 80%, mang lại tổng doanh thu 50 triệu NDT (gần 170 tỉ đồng).


Theo Hương Nguyễn

Người Đưa Tin

Từ Khóa:
Trở lên trên