Trong xung đột Nga - Ukraine không bên nào thắng
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo M777 vào vị trí lực lượng Nga ở Kharkov. Ảnh: Reuters
Ngay cả khi 100.000 binh sĩ Nga áp sát biên giới rồi sau đó tràn sang Ukraine, có lẽ không người Nga nào nghĩ rằng đất nước họ bước vào chiến dịch quân sự hao người tốn của và kéo dài đến như vậy.
- 22-01-2023Hôm nay là mùng 1 Tết nhưng ngày này năm xưa, một siêu phẩm công nghệ, đặt nền móng cho sự thay đổi vĩ đại, được ra đời
- 21-01-2023Trung Quốc thử nghiệm loại tàu có khả năng ‘bay trên mặt đất’: Vận tốc ‘không tưởng’ có thể chạm 1.000km/h, trực tiếp đe dọa tham vọng của Elon Musk
- 19-01-2023Hóa ra thế giới đã thay đổi: ‘Mỏ vàng trẻ’ mới là đối tượng ‘thao túng’ ngành hàng tỷ đô, tỷ phú giàu nhất thế giới nên chú ý
Ngày 24/2/2022, phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine, nhằm phi quân sự hóa, phi phát xít hóa ở Ukraine, cũng như bắt những kẻ phạm nhiều tội ác phải chịu trách nhiệm về sự đổ máu của dân thường, bao gồm công dân Nga.
Những ai theo dõi tình hình địa - chính trị các quốc gia hậu Liên bang Xô Viết có thể hiểu phần nào lý lẽ của người Nga. Ngược thời gian 10 năm trước, ngày 21/11/2013, bất bình vì quyết định của Tổng thống Viktor Yanukovych đình chỉ ký kết văn kiện đưa Ukraine hội nhập Liên minh châu Âu (EU), hàng nghìn người dân Ukraine xuống đường tuần hành tại Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev (sau này truyền thông quốc tế gọi là “sự kiện Maidan”), dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Yanukovych vào tháng 2/2014.
Trong khi “sự kiện Maidan” nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở các khu vực phía Tây Ukraine, các khu vực phía Đông và phía Nam, nơi có đông dân số nói tiếng Nga và có mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với nước Nga, lại phản đối mạnh mẽ. Tại các thành phố như Odessa, hay vùng Donbass, bán đảo Crimea, những cuộc biểu tình ủng hộ Nga đồng loạt diễn ra. Những năm sau đó, dù xung đột ở Donbass chưa bao giờ chấm dứt, nhưng phần lớn đã ngừng lại sau thỏa thuận Minsk 2 được Chính phủ Ukraine và phe ly khai ký vào tháng 2/2015.
Năm 2019, dưới thời chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko, Ukraine sửa đổi hiến pháp, coi trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là mục tiêu chiến lược. Người kế nhiệm Tổng thống Poroshenko, ông Volodymyr Zelensky sau đó xác nhận Ukraine muốn gia nhập NATO từ nhiều năm trước, và cũng tuyên bố “không hài lòng với tất cả các điều khoản” của thỏa thuận Minsk.
Nhận thấy những chuyển động của Kiev, tháng 12/2021, Nga gửi đề xuất an ninh 8 điểm với các “lằn ranh đỏ” tới NATO, trong đó yêu cầu đảm bảo về mặt pháp lý rằng NATO không kết nạp thêm bất cứ quốc gia nào từng thuộc Liên Xô, trong đó có Ukraine và Gruzia, đồng thời không triển khai vũ khí tấn công gần biên giới Nga. Tuy nhiên, NATO từ chối yêu cầu này.
Sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, Mỹ và phương Tây đã liên kết lại thành một khối chống Nga rất lớn để hậu thuẫn cho Ukraine.
Lý lẽ của người Ukraine
Là quốc gia có chủ quyền, người dân Ukraine toàn quyền quyết định vận mệnh và tương lai đất nước này. Nhưng hãy xem Ukraine đã làm gì trong thời gian 8 năm sau “sự kiện Maidan”?
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Zeit cuối năm 2022, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tiết lộ, Thỏa thuận Minsk là nỗ lực giúp Ukraine có thời gian củng cố quân đội và Kiev cùng đồng minh thành công về mặt đó. Cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko trước đó cũng thừa nhận, thỏa thuận Mink là cơ hội để phương Tây vũ trang cho Ukraine.
Nga không thắng, bất kể họ làm chủ bao nhiêu phần lãnh thổ Ukraine. Ukraine cũng vậy, dù họ có thể đẩy toàn bộ lực lượng Nga ra khỏi biên giới. Ở Nga và Ukraine, gần 1 năm qua, mỗi ngày lại có thêm những người vợ mất chồng, người con mất cha, là cảnh chia ly, là đất nước bị tàn phá, là thù hằn dân tộc, là dấu chấm hết cho mối quan hệ duyên nợ giữa hai nước từng chung mái nhà liên bang.
Thực tế chiến trường chứng minh dự cảm của người Nga về mối đe dọa từ Ukraine và đồng minh là có thật. Trước khi đưa quân vào Ukraine, giới chức quân sự Nga tự tin sẽ thẳng tiến về Kiev, như những gì họ thành công ở bán đảo Crimea, nơi mà lực lượng vũ trang Nga hầu như không mất một viên đạn. Tuy nhiên, khi những sư đoàn đầu tiên của Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine, họ đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân đội Ukraine. Một phần vì lòng tự tôn dân tộc, mặt khác những người lính Ukraine cho thấy họ đã chuẩn bị kỹ càng như thế nào cho cuộc đối đầu với nước Nga.
Việc lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng thành thạo vũ khí phương Tây, thông thạo vệ tinh quân sự và tình báo công nghệ để phản công Nga... củng cố lo ngại của Nga suốt những năm qua về sự có mặt của chuyên gia quân sự phương Tây và các chiến binh được NATO tuyển dụng trong hàng ngũ quân đội Ukraine. Cần phải nhớ rằng, điều khoản thứ 10 trong thỏa thuận Minsk nêu rõ: “Tất cả các lực lượng vũ trang nước ngoài rút khỏi Ukraine”.
Tất nhiên, để bảo vệ lãnh thổ, chính quyền Tổng thống Zelensky có quyền làm mọi cách để nhận được sự ủng hộ của đồng minh. Như nghị sỹ Nga Leonid Slutsky viết trên Telegram: “Ông Zelensky nói sẽ ủng hộ nếu ai đó đề xuất cho Ukraine về cách lấy lại Crimea bằng biện pháp phi quân sự. Đối với Kiev, Crimea và Donbass đơn thuần là những vùng lãnh thổ có thể sử dụng được và sẽ dễ dàng trao cho phương Tây để họ thiết lập căn cứ quân sự hoặc phòng thí nghiệm sinh học. Đổi lại, Ukraine sẽ nhận được nhiều viện trợ hơn”.
Phát biểu này dường như phản ánh một phần lý do vì sao Mỹ và phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine bất chấp những hậu quả thảm khốc mà Ukraine đang phải hứng chịu. Nó cũng lý giải vì sao ông Zelensky tuyên bố như đinh đóng cột rằng, sẽ lấy lại Crimea.
“Tổng thống Nga Putin là một sĩ quan tình báo ở Đông Đức khi Liên Xô tan rã. Trải nghiệm đó có thể đã hình thành nhận thức của ông về các mối đe dọa từ những xu hướng chống Nga tiềm tàng hay từ các phong trào đường phố. Khi nhìn vào Ukraine, ông Putin dường như thấy đất nước mà Nga có mối quan hệ lịch sử và văn hóa lâu đời đang chuyển dịch ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của Mátxcơva”.
Anne Applebaum - Nhà sử học kiêm bình luận viên của tạp chí Atlantic
Không có bên chiến thắng
Nga không thắng, bất kể họ làm chủ bao nhiêu phần lãnh thổ Ukraine. Ukraine cũng vậy, dù họ có thể đẩy toàn bộ lực lượng Nga ra khỏi biên giới. Ở Nga và Ukraine, gần 1 năm qua, mỗi ngày lại có thêm những người vợ mất chồng, người con mất cha, là cảnh chia ly, là đất nước bị tàn phá, là thù hằn dân tộc, là dấu chấm hết cho mối quan hệ duyên nợ giữa hai nước từng chung mái nhà liên bang.
Theo thống kê của LHQ, khoảng 6,8 triệu người đã di tản khỏi Ukraine từ tháng 2/2022. Ukraine chiếm 15% lượng ngô và 10% lượng lúa mì toàn cầu, sản xuất khoảng 50% lượng dầu hướng dương trên thế giới, nhưng xung đột đã cắt đứt hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trên.
Thế giới bước sang năm 2023 với lạm phát tăng cao, nguyên liệu đắt đỏ, khan hiếm. Riêng châu Âu, gánh nặng hỗ trợ hàng triệu người tỵ nạn Ukraine làm nản lòng một bộ phận người dân lục địa già. Thậm chí, một số cuộc biểu tình đã nổ ra ở Đức, Ý, Séc... để phản đối gửi vũ khí cho Ukraine.
Những khó khăn đó có tạo động lực để thúc đẩy Nga và Ukraine sớm ngồi vào bàn đàm phán? Năm 2023, cộng đồng thế giới mong sớm có câu trả lời.
Tiền Phong