Trung Quốc chế tạo siêu cỗ máy đầu tiên trên thế giới có thể đặt cáp quang ở vực thẳm sâu nhất đại dương, phạm vi hoạt động hơn 11.000 mét dưới biển
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết cỗ máy này có thể chạm đến nơi sâu nhất của tất cả các đại dương.
- 25-11-20245 công việc ‘khát nhân lực’ mà người trẻ thường ‘ngó lơ’, mức lương lên đến 3,5 tỷ đồng/năm mà không yêu cầu bằng đại học
- 25-11-2024Phát hiện nơi chứa ‘kho báu đỏ’ khổng lồ lớn gấp nhiều lần mỏ dưới lòng đất, có thể tái chế vô hạn, cả thế giới chạy đua tìm cách khai thác cho nhu cầu năng lượng tương lai
- 25-11-2024Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
Theo tờ South China Morning Post, Trung Quốc đã chế tạo siêu cỗ máy đầu tiên trên thế giới có khả năng đặt cáp ngầm ở Challenger Deep, vực thẳm sâu nhất mà con người biết đến trên Trái đất.
Nằm ở đầu phía nam của Rãnh Mariana tại Thái Bình Dương, Challenger Deep có độ sâu tối đa gần 11.000 mét dưới bề mặt nước. Tuy nhiên, hệ thống tời cáp quang mới của Trung Quốc có tên Haiwei GD11000 vẫn có thể hoạt động trong phạm vi này.
Cỗ máy do các nhà khoa học thuộc Đại học Hàng hải Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh và một số công ty khoa học công nghệ và máy móc cùng phát triển. Theo một tuyên bố của trường ngày 16/11, Haiwei GD11000 có thể lắp đặt cáp ở độ sâu tối đa hơn 11.000 mét.
Giáo sư Li Wenhua tại khoa kỹ thuật hàng hải, nhà khoa học trưởng dự án, cho biết Haiwei GD11000 có thể tiến hành nghiên cứu khoa học hàng hải “ở độ sâu tối đa của tất cả các đại dương trên thế giới”.
Kỷ lục trước đó về cáp ngầm sâu nhất thế giới được thiết lập bởi nhà sản xuất cáp và cung cấp dịch vụ lắp đặt của Ý Prysmian. Công ty này đã công bố vào tháng 7 rằng họ đã hoàn thành việc lắp đặt cáp ngầm ở độ sâu 2.150 mét.
Theo SCMP
Đời sống và Pháp luật