Trung Quốc chuẩn bị tung kế hoạch khổng lồ: Một mình vượt 5 nước lớn
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, Trung Quốc sẽ mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc gần 32% vào năm 2025.
- 21-01-2022Trung Quốc lại sử dụng 'vũ khí truyền thống': Chuẩn bị mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc với tổng chiều dài bằng 5 nước cộng lại
- 20-01-2022Thái Lan sắp hưởng lợi khủng từ đường sắt Lào-Trung: Việt Nam đành "đứng ngoài cuộc chơi"?
- 08-01-2022Ngoại giao đường sắt của Trung Quốc: Ngoài hàng hóa, tàu của Trung Quốc mang theo gì?
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, Trung Quốc sẽ mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc gần 32% vào năm 2025, gần bằng tổng chiều dài đường sắt của 5 nước có hệ thống đường sắt lớn nhất sau Trung Quốc, xét theo quy mô mạng lưới.
Động thái này xuất hiện trong bối cảnh có ý kiến cho rằng Bắc Kinh một lần nữa đang dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng để kiềm chế suy giảm kinh tế.
Nước này cũng có kế hoạch mở rộng việc sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Beidou ở trong và ngoài nước, đồng thời thắt chặt kiểm soát dữ liệu giao thông bởi tự cường công nghệ và an ninh quốc gia đã trở thành ưu tiên hàng đầu.
Trung Quốc, quốc gia có đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới sẽ mở rộng chiều dài mạng lưới này lên 50.000 km vào năm 2025, dài hơn 12.000 km so với cuối năm 2020, theo kế hoạch giao thông 5 năm tới do Quốc vụ viện ban hành hôm 18/1.
Theo dữ liệu của Liên minh Đường sắt Quốc tế - cơ quan quan trọng trong ngành vận tải đường sắt quốc tế có trụ sở tại Paris, mức tăng vượt quá tổng chiều dài của mạng lưới đường sắt cao tốc ở Tây Ban Nha, Nhật Bản, Pháp, Đức và Phần Lan vào năm ngoái là 11.954 km.
Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 38.000 km vào cuối năm ngoái, nhiều hơn 8.000 km so với mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra trong kế hoạch năm 2017. Tuy nhiên, tài liệu của Quốc vụ viện cho biết, hệ thống giao thông của Trung Quốc vẫn "mất cân bằng" và không đầy đủ.
"Có những bất cập rõ ràng trong các tuyến đường sắt liên tỉnh và đường sắt đô thị trong các cụm thành phố và khu vực đô thị trọng điểm," tài liệu cho hay.
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, Bắc Kinh đã cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy trong năm nay.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của đất nước, đã đều phê duyệt hai tuyến đường sắt cao tốc mới với tổng chiều dài 826,8 km vào cuối tuần trước, trị giá 238 tỷ nhân dân tệ (khoảng 37,5 tỷ USD).
Theo các nhà phân tích, sự suy yếu của cơ sở hạ tầng và đầu tư bất động sản là những nguyên nhân chính khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong nửa cuối năm ngoái.
Chìa khóa để ổn định tăng trưởng trong năm nay là đầu tư ổn định, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng và tài sản, Phó Giám đốc Ủy ban Các vấn đề Kinh tế tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Liu Shijin cho biết tại một cuộc họp trực tuyến hồi đầu tuần trước.
Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của công ty Nomura, Lu Ting cho biết, Bắc Kinh có khả năng tăng tốc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, mặc dù "quy mô không đủ để ổn định tăng trưởng".
Việc mở rộng đường sắt cao tốc mới nhất là một phần trong nỗ lực nâng mạng lưới quốc gia lên 165.000km vào năm 2025 từ 146.000km ở năm 2020.
Trong một hướng dẫn khác được ban hàng vào tháng 2 năm ngoái, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng gần gấp đôi quy mô đường sắt cao tốc năm 2035 và tăng toàn bộ mạng lưới lên 200.000km vào năm 2035.
Kế hoạch 5 năm mới cho biết, Trung Quốc đặt mục tiêu phủ sóng đầy đủ hệ thống Beidou của mình trong các lĩnh vực vận tải nội địa, đồng thời thúc đẩy đều đặn ứng dụng của hệ thống này trong vận tải đường biển và vận tải đường bộ toàn cầu.
Tài liệu cũng kêu gọi tiêu chuẩn hóa mạnh mẽ hơn trong việc thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu giao thông, đồng thời ngăn chặn sự bành trướng mất trật tự của hoạt động dịch vụ vận tải.
"Sự đổi mới độc lập của một số sản phẩm và công nghệ cốt lõi chưa mạnh. Tình hình an ninh giao thông vẫn nghiêm trọng," kế hoạch chỉ ra.
Doanh nghiệp và Tiếp thị