Trung Quốc coi Mỹ là mối đe dọa đối với thương mại toàn cầu
Ngày 13/7, tại cuộc họp của Hiệp hội các nhà quản lý quốc gia Mỹ, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cảnh báo, nếu các bang của Mỹ tuân thủ lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump đưa ra hạn n...
- 19-01-2018Trung Quốc sẽ chiến thắng Mỹ nếu một cuộc chiến thương mại nổ ra?
- 12-01-2018Thặng dư thương mại Trung - Mỹ cao chưa từng thấy
- 03-01-2018Thương mại điện tử thổi bùng cuộc chiến giành đất làm nhà kho ở Mỹ
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ hồi tuần trước cho rằng, các quy tắc WTO đã tỏ ra không hiệu quả trong việc uốn Trung Quốc hướng tới cơ chế thương mại theo định hướng thị trường và Mỹ “đã phạm sai lầm” khi ủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO theo những điều khoản như vậy.
Những thông tin này xuất hiện trong bối cảnh Tổng thống Trump đang cân nhắc hàng loạt hành động thương mại chống Bắc Kinh, trong đó có quyết định trong cuộc điều tra mang tên “Mục 301” nhằm vào cáo buộc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ, dự kiến diễn ra trong vài tuần tới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của WTO, thực hiện nghĩa vụ của mình và đóng góp cho sự phát triển của hệ thống đa phương này. Bà cho hay, các nước khác đã hưởng lợi từ hoạt động giao dịch với Trung Quốc.
Phát biểu họp báo, bà Hoa bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng mọi người đều chứng kiến đây chính xác là những phương pháp đơn phương của Mỹ và giọng điệu này cũng xuất phát từ chủ nghĩa đơn phương. Đó là thách thức chưa từng thấy đối với hệ thống thương mại đa phương này”.
Theo bà Hoa, “nhiều thành viên WTO đã bày tỏ lo lắng về điều này. Vì vậy chúng tôi hy vọng Mỹ có thể nhìn nhận Trung Quốc một cách đúng đắn đồng thời triển khai những hành động thực sự nhằm bảo vệ hệ thống thương mại đa phương này”.
Trung Quốc đã tìm cách tự coi mình là quán quân về thương mại toàn cầu khi đối mặt với các chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump bất chấp những chỉ trích từ các doanh nhân nước ngoài và các chính phủ của họ rằng nhiều khu vực trong thị trường Trung Quốc được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh nước ngoài.
Giới phê bình cho rằng các chính sách công nghiệp của Trung Quốc đang tìm cách đồng hóa và thay thế công nghệ nước ngoài. Theo các quan chức Nhà Trắng, Trung Quốc đã không thực hiện đúng cam kết hướng tới một nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Tuần trước, khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Trump đã cho biết, ông đang cân nhắc “hình phạt” lớn đối với Trung Quốc vì buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao quyền sở hữu của họ cho Trung Quốc như một chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh tại nước này.
Trong khi đó tại Bắc Kinh, nhiều chuyên gia tin rằng Washington không sẵn lòng trả giá cao đến mức cần thiết để phá vỡ các động lực thương mại hiện tại giữa hai nước, trong đó có thặng dư thương mại cao kỷ lục của Trung Quốc với Mỹ lên tới 275,81 tỷ USD trong năm 2017.