Trung Quốc dần chê dầu thô của Iran, tìm thấy 'món hời' lớn từ dầu Nga
Trung Quốc đang tăng nhập khẩu dầu thô từ Nga trong khi lượng nhập khẩu từ Iran giảm đi trông thấy.
- 09-05-2022Đón xem SEA Games – Tivi big size giảm sập sàn tặng thêm quà khủng
- 09-05-2022'Cơn khát' lên đỉnh điểm, cả thế giới đang đổ xô tìm đến mỏ kim loại khổng lồ từng bị lãng quên này
- 08-05-2022Năm 2022 rồi, sao Apple còn bán những sản phẩm này?
Sản lượng dầu nhập khẩu từ Iran của Trung Quốc trong tháng 4 đã suy giảm kể từ khi đạt mức kỉ lục vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu tư nhân suy yếu, các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Nước này, trong khi đó, đang gia tăng nhập khẩu dầu của Nga với giá thấp hơn.
Việc nới lỏng nhập khẩu dầu từ Iran, vốn chiếm khoảng 7% lượng nhập khẩu của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh phương Tây hầu như không còn hy vọng về việc hồi sinh hiệp ước hạt nhân năm 2015.
Nếu thỏa thuận này hồi sinh, Iran có thể tăng doanh số bán dầu của mình ra bên ngoài Trung Quốc - khách hàng số một của Iran trong hai năm qua. Khách hàng chủ yếu của họ sẽ là Hàn Quốc và châu Âu.
Trong khi đó, dầu thô của Nga đang chứng kiến sự suy giảm về nhu cầu ở châu Âu do những lo ngại ngày càng tăng về những lệnh trừng phạt lên Nga, và đang có xu hướng hướng đến thị trường Trung Quốc.
Đánh giá ban đầu của các chuyên gia phân tích dữ liệu về dầu thô cho biết, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 650.000 thùng/ngày dầu thô của Iran vào tháng 4, thấp hơn so với mức 700.000 thùng/ngày vào tháng 3.
Công ty phân tích dữ liệu Kpler cho biết mức xuất khẩu dầu của Iran sẽ ở mức 575.000 thùng/ngày vào tháng 4, giảm so với mức trung bình 840.000 thùng/ngày trong quý đầu tiên năm 2022, mặc dù cơ quan này dự kiến sẽ điều chỉnh tăng sản lượng trong những tuần tới.
Các thương nhân cho biết các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc chủ yếu nằm ở tỉnh Sơn Đông là những khách hàng mua dầu quan trọng của Iran. Các nhà máy lọc dầu kể từ hồi tháng 2 đã giảm nhập khẩu dầu thô, hoạt động dưới một nửa công suất trong tháng 4 do giá tăng cao, hạn ngạch nhập khẩu thắt chặt hơn và và biến thể Omicron hoành hành ở Trung Quốc làm giảm biên độ lợi nhuận.
Emma Li, nhà phân tích về Trung Quốc của Vortexa cho biết: "Dầu thô của Iran bắt đầu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng kể từ tháng 2, sau khi các nhà máy lọc dầu tư nhân cắt giảm sản lượng".
Ông Li cho biết thêm, ít nhất 6 chuyến hàng chở dầu của Iran, tổng số 8 triệu thùng đã không thể hạ tải tại các cảng Trung Quốc, "lang thang" ngoài khơi các cảng Sơn Đông và Chiết Giang trong hơn 3 tháng.
Ngược lại, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc bằng đường biển trong tháng 4 đã tăng 16% so với tháng 3 lên khoảng 860.000 thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, theo dữ liệu của Công ty phân tích dữ liệu về thị trường tài chính Refinitiv.
Các nhà giao dịch cho biết, ít nhất một nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã mua một lô hàng dầu thô của Nga dự kiến giao vào tháng 6 tới đây với mức chiết khấu từ 6 đến 7 đô la một thùng đối với dầu thô Brent.
Giá dầu đó so với dầu của Iran, đã thấp hơn khoảng 5 USD/thùng.
"Các thương nhân từ Trung Quốc đang phải cân nhắc bởi biên lợi nhuận khủng khiếp và lượng dầu dồi dào được chào bán. Giao dịch các thùng dầu của Iran và Nga đều mang lại rủi ro, vì vậy các nhà máy lọc dầu sẽ cẩn thận và chọn nguồn cung cấp rẻ hơn mang lại tỷ suất lợi nhuận tương đối tốt hơn", một giám đốc kinh doanh của nhà máy lọc dầu có trụ sở tại Sơn Đông cho biết.
Các thương nhân cho biết, để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ, dầu thô của Iran đã được xuất khẩu sang Trung Quốc được đánh dấu là dầu từ Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Malaysia.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc lần cuối báo cáo nhập khẩu 260.000 tấn (1,9 triệu thùng) dầu của Iran vào tháng 12 và tháng 1, đạt mức kỉ lục đầu tiên trong năm 2022.
Nguồn: Reuters
Nguồn: Reuters