Trung Quốc đang mua những mặt hàng quan trọng nào từ Nga?
Dầu thô, khí tự nhiên, kim loại là những loại hàng hóa quan trọng mà Trung Quốc đang tăng cường mua để tận dụng lợi thế giá rẻ của các sản phẩm này.
- 22-05-2023Một loại củ Việt có giá bán chỉ hơn 3.000 đồng/kg đang được Trung Quốc gom mua tới 90% sản lượng, thu về gần 400 triệu USD
- 21-05-2023Gần 1.000 tấn vải tươi đã được xuất khẩu sang Trung Quốc
- 20-05-2023VinFast chuẩn bị làm xe điện mini, một hãng xe điện Trung Quốc rục rịch bán xe điện cỡ nhỏ tại Việt Nam giá chỉ hơn 100 triệu đồng
- 19-05-2023Loại nông sản này của Việt Nam là "cứu tinh" giúp Trung Quốc duy trì nhà sản xuất thịt lớn nhất thế giới, sản lượng của Việt Nam gấp hơn 125 lần so với thị trường tỷ dân
Trung Quốc đang tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ để mua hàng hóa của Nga trong năm qua, với gần như tất cả giao dịch mua dầu, than và một số kim loại đều được thanh toán bằng nhân dân tệ, thay vì USD, theo Reuters.
Nhập khẩu các mặt hàng chính của Trung Quốc từ nước láng giềng phía Bắc đạt tổng cộng 88,3 tỷ USD vào năm 2022, tăng 52% so với năm 2021 khi các nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện kim của nước này cố giắng giành lấy các nguồn tài nguyên giảm giá của Nga sau khi những người mua phương Tây hạn chế giao dịch với nước này.
Dưới đây là chi tiết một số hàng hóa quan trọng mà Trung Quốc đang nhập khẩu từ Nga:
Dầu thô
Hơn một nửa lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga (khoảng 1,73 triệu thùng/ngày) là các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển. Chúng chủ yếu là dầu ESPO được xuất từ các cảng Viễn Đông của Nga – loại được ưa chuộng đối với các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc và dầu Urals được xuất từ các cảng châu Âu của Nga.
Trong quý đầu tiên của năm 2023, Nga đã vượt qua Ả Rập Saudi để trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc với lượng nhập khẩu tăng lên mức 2,05 triệu thùng/ngày, trị giá 13,7 tỷ USD trong quý I.
Đó là chưa kể các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cũng mua khoảng 800.000 thùng dầu ESPO mỗi ngày qua các đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương theo các thỏa thuận giữa 2 chính phủ.
Khí tự nhiên
Trung Quốc đã chuyển sang thanh toán bằng nhân dân tệ cho nhập khẩu khí đốt thông qua đường ống Power of Siberia, bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2019. Nhập khẩu năm ngoái đã tăng lên 16 tỷ mét khối, trị giá gần 4 tỷ USD. Lượng nhập khẩu dự kiến đạt 38 tỷ mét khối vào năm 2025.
Trung Quốc cũng đã nhập khẩu riêng 6,5 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào năm ngoái, trị giá 6,7 tỷ USD nhưng được thanh toán bằng USD vì sản phẩm này không bị trừng phạt.
Ngoài ra, nguồn cung cấp khí đốt mới dự kiến từ đảo Sakhalin của Nga cũng có thể cung cấp đến 10 tỷ mét khối mỗi năm sang Trung Quốc vào năm 2026, theo thỏa thuận kéo dài 30 năm được ký vào tháng 2/2022.
Than, kim loại
Đứng thứ 2 về giá trị nhập khẩu với 12,2 tỷ USD, hầu hết các khoản thanh toán cho nhập khẩu than của Nga sang Trung Quốc đã được chuyển từ đồng USD sang nhân dân tệ, theo 3 nhà nhập khẩu lớn của Trung Quốc.
Quốc gia này cũng đã nhập khẩu nhôm, đồng tinh chế và niken tinh chế trị giá tổng cộng 5,1 tỷ USD từ Nga vào năm 2022, tăng 16% so với năm 2021. Từ đầu năm 2023, khối lượng nhập khẩu tiếp tục tăng.
Thay vì sử dụng định giá trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME), một số mặt hàng nhập khẩu của Nga đã được định giá theo giá giao ngay hoặc theo hợp đồng trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải. “Phần lớn thời gian, giá tại Trung Quốc thấp hơn so với LME. Do đó, chi phí nhập khẩu sẽ thấp hơn đối với người mua Trung Quốc”, Lynn Zhao – chiến lwocj gia hàng hóa tại Macquarie cho hay.
Nguồn: Reuters
Nhịp sống thị trường