Trung Quốc đang thử nghiệm ‘ô tô nổi’ chạy bằng nam châm đạt tốc độ 230 km/h
Trung Quốc đang hiện thực hoá giấc mơ về một tương lai tràn ngập những chiếc ô tô bay.
- 11-05-2022Tương lai vượt đường tắc với ô tô bay
- 24-01-2022Không chỉ sản xuất xe sang, BMW còn đầu tư vào ô tô bay để 'bắt trend'
- 19-01-2022Còn ai muốn mua Porsche, Mercedes nữa khi với số tiền tương đương họ có thể mua chiếc ô tô bay xịn xò này: Tốc độ tối đa 100 km/h, không cần bằng lái vẫn vi vu được
Nếu bạn tưởng tượng về một tương lai tràn ngập những chiếc ô tô bay thì giấc mơ của bạn đã gần hơn một chút với việc trở thành hiện thực.
Theo Tân Hoa xã, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Giao thông Tây Nam ở Thành Độ, tỉnh Tứ Xuyên đã thực hiện các cuộc thử nghiệm đường bộ vào tuần trước với mẫu ô tô được sửa đổi để sử dụng nam châm, chạy lơ lửng trên đường ray với độ cao 35 mm.
Các nhà nghiên cứu đã trang bị cho những chiếc sedan này các khối nam châm cực mạnh đặt ở sàn xe, cho phép chúng bay trên một đường ray dài gần 5 dặm. Theo báo cáo, có tổng cộng 8 chiếc xe được thử nghiệm, trong đó một chiếc đạt tốc độ 143 dặm/h (230 km/h).
"Ô tô nổi" đang được thử nghiệm tại Trung Quốc.
Tân Hoa xã cho biết các cuộc kiểm tra đang được cơ quan giao thông vận tải của chính phủ tiến hành nghiên cứ để đảm bảo an toàn khi lưu thông theo phương thức này ở tốc độ cao. Deng Zigang - một trong những giáo sư đại học đã phát triển công nghệ này cho biết việc sử dụng ô tô bay dùng lực từ trường có khả năng làm giảm mức sử dụng năng lượng và tăng phạm vi hoạt động của phương tiện.
Nếu đúng, đây có thể là lời giải cho thị trường xe điện khi người dùng luôn lo lắng những chiếc ô tô điện không thể có phạm vi hoạt động đủ xa cho một lần sạc.
Thực tế, một số loại tàu thương mại đã sử dụng lực bay từ trường - còn gọi là maglev từ những năm 1980. Ngày nay, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều sử dụng tàu điện từ. Năm ngoái, Trung Quốc đã cho ra mắt tàu điện từ cao tốc tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông với tốc độ tối đa 373 dặm/giờ (600 km/h).
Về lý thuyết, công nghệ maglev cho phép di chuyển với tốc độ cao mà không cần sử dụng nhiều năng lượng như động cơ truyền thống do không có ma sát. Công nghệ này đã được đề xuất cho các dự án như Hyperloop One của Richard Brason. Các nhà nghiên cứu đã khám tiềm năng của ô tô maglev trong hơn một thập kỷ. Volkswagen thậm chí còn ra mắt một mẫu xe bản concept vào năm 2012.
Tuy nhiên, vấn đề an toàn là thứ cần được giải quyết. Ví dụ như điều gì sẽ xảy ra khi một chiếc ô tô đang di chuyển với tốc độ cao bị trượt khỏi rãnh từ tính hoặc bị một chiếc ô tô khác hất khỏi đường ray?
Ngoài ra, còn một vấn đề khó khăn khác là cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng một mạng lưới đường cao tốc điện từ trên toàn quốc có thể sẽ mất nhiều năm và đầu tư lớn ở bất cứ quốc gia nào, AutomoBlog nhận định.
Theo một bài đăng trên LinkedIn vào năm 2018 của George Sassine, Phó chủ tịch tại Cơ quan Nghiên cứu và phát triển Năng lượng bang New York, những thách thức có thể rất đáng để thử: “Thời đại từ tính có thể cách mạng hoá ngành năng lượng và giúp chống biến đổi khí hậu”, ông nói.
“Mặc dù nghe có vẻ giống khoa học viễn tưởng, nhưng đó rất có thể là cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong 50 năm nữa”.
Nhịp sống Thị trường