Trung Quốc khởi công trang trại điện gió quy mô khủng: Sử dụng turbine mạnh gấp 1,6 lần thông thường, diện tích cánh quạt quét qua bằng 7 sân bóng đá
Trung Quốc đang muốn tranh lên vị trí hàng đầu thế giới về năng lượng tái tạo thông qua các dự án trang trại điện gió.
Vừa qua, tập đoàn Tam Hiệp (CTG), hợp tác cùng công ty khoa học công nghệ Goldwind Technology đã thông báo sẽ khởi công xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc. Dự kiến, trang trại sẽ sử dụng các turbine có công suất 16 MW.
Theo phó tổng giám đốc công ty hợp tác với CTG Gong Kuangmin, hiện nay, những trang trại điện gió ngoài khơi khác của đất nước tỷ dân chỉ sử dụng turbine gió có công suất dưới 10 MW (thấp hơn 1,6 lần so với cỗ máy mới). Thông thường, công suất turbine càng lớn, hiệu suất sản xuất điện sẽ càng cao, nhưng chi phí phát triển và vận hành sẽ tỷ lệ nghịch.
Để so sánh, turbine gió mới này tự hào sẽ có công suất lớn nhất thế giới cùng cánh quạt lớn nhất. Đây sẽ là một bước đột phá trong nghiên cứu và sản xuất turbine gió, giúp nó đạt đến đẳng cấp thế giới. Cỗ máy khổng lồ ngoài khơi sẽ có những cánh quạt có thể tạo ra vòng tròn với đường kính 252 mét, khi quay sẽ quét qua diện tích rộng 50.000 mét vuông, tương đương với bảy sân bóng đá tiêu chuẩn.
Turbine gió của CTG khi quay sẽ quét qua diện tích rộng 50.000 mét vuông, tương đương với bảy sân bóng đá tiêu chuẩn.
Trang trại điện gió mới này sẽ được xây dựng ở vùng biển cách huyện Chương Phố, thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến 32,8 km. Nó sẽ bắt đầu cung cấp điện cho lưới điện vào cuối tháng 8 năm nay.
Với công suất đạt tới 400 MW, đây là cỗ máy điện sạch duy nhất có công suất điện đạt mức này. Nó dự kiến sản xuất hơn 1,6 tỷ kW điện/năm sau khi hoàn thành. Trang trại được kỳ vọng sẽ tiết kiệm được 500.000 tấn than đá và giảm 1,36 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm.
Phó tổng giám đốc Gong cũng cho biết công ty có kế hoạch tích hợp chăn nuôi thủy sản, sản xuất hydro ngoài biển và phát triển quang điện nhằm thúc đẩy khai thác toàn diện năng lượng đại dương.
Qin Haiyan, chuyên gia về gió của Hiệp hội Năng lượng tái tạo Trung Quốc cho biết: “Thành công của turbine gió 16 MW không chỉ nằm ở việc cải thiện công suất của trang trại mà còn thúc đẩy có thêm nhiều hoạt động xây dựng turbine gió ngoài khơi nữa với chi phí giảm dần.
Đồng thời, nó sẽ thúc đẩy tiến bộ của các công nghệ liên quan”. Tổng vốn đầu tư vào trang trại gió ngoài khơi ước tính khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 885 triệu USD).
Vào tháng 11 năm 2022, turbine gió ngoài khơi 16 MW do CTG và công ty khoa học công nghệ Goldwind thiết kế này đã rời khỏi dây chuyền lắp ráp. Còn vào tháng 1 vừa qua, hai công ty Haizhuang Wind Power và Ming Yang Smart Energy Group đều cùng ra mắt turbine gió có công suất cao hơn là 18 MW.
Từ một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt, đất nước tỷ dân đã từng bước đa dạng hóa nguồn cung cấp điện năng thông qua sự phát triển năng lượng tái tạo. Trong kế hoạch hiện đại hóa công nghiệp “Made in China 2025”, Trung Quốc coi năng lượng tái tạo là mục tiêu trọng tâm, nhằm mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Năm 2023, nhu cầu lưu trữ điện ở Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng gần 50%, lên 30 gigawatt giờ (GWh). Theo dữ liệu từ nhà cung cấp thông tin Windmango, quốc gia này cũng đã hoàn thành 446 dự án điện gió với tổng công suất 87 GW vào năm ngoái, tăng từ 60 GW so với năm 2021.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường