Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới?
Nhà nghiên cứu Yi Fuxian tại Trường ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ), cho biết dân số của Trung Quốc có thể ít hơn Ấn Độ do số liệu thống kê chính thức đã "tính quá" 90 triệu người.
- 07-10-2017Trong khi bố mẹ Trung Quốc chọn trường cho con để khẳng định vị thế, phụ huynh Việt "sính" cho con học trường quốc tế để được giáo dục tốt nhất
- 28-09-20175 sự thật bất ngờ về thói quen tiêu dùng xa xỉ phẩm của thế hệ trẻ Trung Quốc
- 27-09-2017Thay vì phô trương tài sản, khoe giàu có, giới nhà giàu Trung Quốc đang tập trung vào những thứ đắt đỏ có đẳng cấp và tinh tế
Báo South China Morning Post hôm 27-10 dẫn lời nhà nghiên cứu này nói rằng dân số của Trung Quốc thực tế ít hơn số liệu thống kê chính thức khoảng 90 triệu người. Nếu vậy, danh hiệu quốc gia đông dân nhất thế giới có thể thuộc về Ấn Độ (1,32 tỉ người) thay vì Trung Quốc(1,29 tỉ người).
Trong một hội thảo hồi đầu tuần tại Bắc Kinh, ông Yi nói dân số Trung Quốc đã bị "tính sai" trong 26 năm qua. Hệ quả là lẽ ra vào cuối năm ngoái, dân số nước chỉ khoảng 1,29 tỉ người, chứ không phải 1,38 tỉ như chính phủ công bố.
Theo ông Yi, hồi năm ngoái, Trung Quốc ghi nhận 17,86 triệu ca sinh, tăng so với con số 16,55 triệu ca vào năm 2015. Trong khi đó, tỉ lệ sinh của nước này dừng ở mức 1,05 vào năm 2015, thấp hơn chỉ tiêu 1,6 được Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Sức khoẻ quốc gia (NHFPC) đề ra.
Việc giảm tỉ lệ sinh có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh không tiết lộ con số chính thức, cụ thể là giảm bao nhiêu qua từng năm. Xu hướng giảm tỉ lệ sinh cũng được ghi nhận ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Vào tháng 8, NHFPC thông báo tỉ lệ sinh của Trung Quốc đã tăng lên 1,7 vào năm 2016 sau khi Bắc Kinh thực hiện chính sách 2 con.
Tỉ lệ sinh ở Trung Quốc đang ở mức thấp. Ảnh: REUTERS
Theo các nhà nhân khẩu học, việc trì hoãn các chính sách sinh đẻ góp phần làm cản trở tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc do thiết hụt lao động và dân số bị ảnh hưởng. Điều này còn gây tổn thương đến nhu cầu tiêu dùng, tăng chi phí cho người về hưu và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Trong những năm 1990, ở Trung Quốc, trung bình cứ 5 người đóng góp vào quỹ hưu trí quốc gia để hỗ trợ 1 người về hưu nhưng ngày nay, tỉ lệ đó giảm xuống mức 2,8 người đóng góp để hỗ trợ 1 người.
Nghiên cứu gần đây cho thấy Trung Quốc sẽ "già đi" trước khi nước này đủ giàu để trả phí chăm sóc cho người cao tuổi. Báo cáo của Công ty kiểm toán và tư vấn Deloitte (Mỹ) chỉ ra rằng dân số Trung Quốc đang gấp 10 lần dân số Nhật Bản nhưng Bắc Kinh chưa xây dựng được một hệ thống an sinh xã hội vững chắc.
Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình không đề cập đến vấn đề "kiểm soát sinh đẻ" hay "kế hoạch hóa gia đình", trái ngược với hai người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân vốn đều nhấn mạnh kế hoạch hóa gia đình đóng vai trò là một chính sách cơ bản của đất nước.
Thay vào đó, ông Tập sử dụng thuật ngữ "chính sách dân số", đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc phải "tăng cường nghiên cứu chiến lược" về lĩnh vực nhân khẩu học.
Người Lao động