MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu

16-05-2024 - 12:02 PM | Thị trường

Sở hữu cơ sở hạ tầng sản xuất hoàn chỉnh, lực lượng lao động lành nghề, chính sách hỗ trợ tốt lại không bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị, quốc gia này có nhiều điều kiện để thu hút các ông lớn ngành ô tô toàn cầu.

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu- Ảnh 1.

Ở châu Á, Tesla đặt “đại bản doanh” ở Trung Quốc với một nhà máy “siêu to khổng lồ”. Elon Musk cũng đã ngấp nghé Ấn Độ với các cuộc bàn thảo cấp chính phủ nhưng ít ai biết, gã khổng lồ xe điện Mỹ đang chú ý đến tiềm năng to lớn của một quốc gia Đông Nam Á khác.

Các quan chức chính phủ Thái Lan đã chào mời các cuộc đàm phán với Tesla khi Elon Musk tìm kiếm địa điểm cho nhà máy gigafactory tiếp theo. Việc đàm phán tất nhiên vẫn có có kết quả rõ ràng nhưng theo CNBC, Đông Nam Á là thị trường cực tiềm năng của Tesla, cung cấp cho họ một tập khách hàng lớn để thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào châu Âu, Mỹ cũng như một lựa chọn khác biệt để sản xuất xe ngoài các hoạt động hiện tại ở Trung Quốc và mối quan tâm ở Ấn Độ.

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu- Ảnh 2.

Khách hàng trải nghiệm chiếc Tesla Model Y tại Thailand International Motor Expo lần thứ 40.

Detroit của châu Á

Thái Lan, được mệnh danh là “Detroit của châu Á” trong nhiều năm nhờ lực lượng lao động lành nghề và thành công thu hút nhiều hãng ô tô quốc tế. Với cơ sở sản xuất ở Thái Lan, Tesla có thể phục vụ thị trường châu Á và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

“Thái Lan là nơi khả thi nhất cho phép sản xuất với chi phí thấp, tương tự Trung Quốc”, Craig Irwin – nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Roth Capital nói. Điều này đặc biệt quan trọng với Tesla khi chính quyền Mỹ đã cắt giảm đáng kể các khoản tín dụng thuế cho xe điện sử dụng nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Chính phủ Thái Lan, trong khi đó, sẵn sàng tung các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế để khuyến khích xe điện và thu hút các nhà sản xuất nước ngoài.

“Xe xuất khẩu từ Thái Lan sang các thị trường như Mỹ, EU sẽ có ý nghĩa chính trị tốt hơn nhiều so với xe Trung Quốc”, Seth Goldstein của Morningstar nói. Đó là chưa kể một thị trường tiêu thụ lên đến 650 triệu dân tại khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu- Ảnh 3.

BYD trưng bày mẫu Song Max tại triển lãm Bangkok Motor Show 2024 hồi cuối tháng 3 vừa qua.

Cơ hội trở thành “ôm trùm” sản xuất xe điện toàn cầu

Steven Dyer, cựu giám đốc quản lý và điều hành của Ford cho biết cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động và chính sách hiện có của Thái Lan đều cực kỳ thuận lợi để đưa nước này thành một “ông trùm” trong lĩnh vực sản xuất xe điện. Quan trọng hơn, các nhà sản xuất đều nhìn ra thị trương tiêu thụ cực lớn ngay trong nước. Ông cho biết, trong ngành công nghiệp ô tô, nguyên tắc chung là “sản xuất ở nơi bạn bán” giúp giảm chi phí vận chuyển, thuế hải quan đồng thời giảm thiểu rủi ro khi trao đổi tiền tệ.

Đông Nam Á là thị trường ô tô đang phát triển và Thái Lan đã là nhà sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất khu vực với Toyota, Honda, Nissan, Ford, GM và Mercedes-Benz đã lấy Thái Lan làm trụ sở tại khu vực.

Quốc gia này đặt mục tiêu trở thành một cường quốc sản xuất toàn cầu thông qua các ưu đãi thuế và thuế nhập khẩu nhưng vẫn còn một chặng đường dài để chuyển đổi hoạt động sản xuất ô tô hiện tại sang xe điện. Đến năm 2030, Thái Lan đặt mục tiêu chuyển đổi 30% sản lượng ô tô hàng năm sang xe điện, tương đương 725.000 xe.

Các chuyên gia cho rằng Thái Lan có lợi thế nhưng vẫn sẽ phải “chơi bài” đúng cách. “Tất cả các nước ASEAN đang tìm cách đưa các nhà sản xuất xe điện vào nước mình nhưng Thái Lan và Việt Nam là 2 quốc gia có lợi thế hơn nhờ kinh nghiệm về ô tô của họ”, Tu Le, người sáng lập hãng tư vấn Sino Auto Insights trụ sở tại Bắc Kinh nhận định.

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu- Ảnh 4.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tham quan nhà máy của Mercedes-Benz tại Thái Lan. Nơi đây có khoảng 1.000 công nhân và sản xuất 13 model khác nhau cho hãng xe Đức.

Các nhà sản xuất ô tô truyền thống hàng đầu gồm Toyota, Honda đã cam kết đầu tư 4,1 tỷ USD để sản xuất xe điện tại Thái Lan. Chính phủ nước này cũng đưa ra hàng loạt ưu đãi cho các nhà sản xuất xe điện nước ngoài như giảm 40% thuế nhập khẩu, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt 2% với xe điện lắp ráp hoàn chỉnh nhập khẩu vào năm 2024, 2025 – với điều kiện các hãng này phải bắt đầu sản xuất tại Thái Lan từ năm 2027.

Việc Thái Lan phát hiện gần 15 triệu tấn trữ lượng lithium – chìa khóa hiện tại trong lĩnh vực sản xuất pin – cũng có thể mang lại cho nước này một lợi thế lớn trong việc thu hút các nhà sản xuất xe điện.

“Nếu Thái Lan có thể chứng tỏ họ có thể sản xuất xe hoặc linh kiện với giá rẻ, xuất khẩu tự do, tôi cho rằng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn sẽ xem xét xây dựng hoạt động tại quốc gia này”, Goldstein nói.

Nguồn: CNBC

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên