Trung Quốc lại chứng minh năng lực, tung ra sản phẩm đe dọa "tượng đài" của phương Tây: Loạt cái tên đứng ngồi không yên
“Spotify của Trung Quốc” ghi nhận 594 triệu người dùng hoạt động hàng tháng
- 04-12-2023Loại quả "rồng xanh" từ Việt Nam chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, thống trị gần như tuyệt đối thị trường Trung Quốc
- 03-12-2023Elon Musk thẳng thừng dùng lời thô tục đối với các nhãn hàng lớn, doanh thu quảng cáo có thể bốc hơi 75 triệu USD, mạng xã hội X ráo riết tìm phao cứu sinh mới
- 02-12-2023Thuộc trị ung thư mới do Trung Quốc sáng chế “đội giá trên trời”, đắt gấp 30 lần khi bán ở Mỹ
Công ty kinh doanh âm nhạc Tencent Music (TME) của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đang ngày càng thu hút được nhiều người dùng trả phí. Trong quý 3 năm nay, lần đầu tiên số người đăng ký nghe nhạc trực tuyến hàng quý trên nền tảng được mô tả là Spotify của Trung Quốc đã đạt 100 triệu. Con số này vẫn chỉ là một phần nhỏ trong số 594 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên TME.
Do quy mô của thị trường Trung Quốc, con số này cao hơn mức 574 triệu người dùng hoạt động hàng tháng của Spotify trên 184 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley do Alex Poon dẫn đầu đã viết trong một báo cáo cuối tháng 11 rằng “giá trị kinh doanh âm nhạc của TME vẫn đang bị đánh giá thấp.”
TME kỳ vọng rằng số lượng người đăng ký nghe nhạc sẽ tăng hơn 3 triệu mỗi quý, dự kiến đạt 150 triệu trong trung hạn. Các nhà phân tích của Morgan Stanley viết: “Chúng tôi nhận thấy doanh thu âm nhạc của Tencent Music có khả năng tăng gấp đôi và lợi nhuận tăng gấp ba trong ba năm tới.”
Các nhà phân tích dự đoán giá cổ phiếu của TME tăng 10% lên 11 USD. Chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) của Tencent Music chỉ tăng 2% tính từ đầu năm đến này, trong khi đối thủ của nó là Spotify ghi nhận cổ phiếu tăng gần 130%. Hiện Spotify có vốn hóa thị trường cao hơn khoảng 150% so với Tencent.
Theo ước tính của Morgan Stanley, ngành công nghiệp âm nhạc là phân khúc giải trí phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc với mức tăng trưởng doanh thu 140% trong khoảng từ năm 2019 đến 2023. Tốc độ này nhanh hơn nhiều so với bất kỳ phân khúc giải trí nào khác mà các nhà phân tích theo dõi – bao gồm cả trò chơi điện tử, vốn chứng kiến doanh thu tăng 30% kể từ năm 2019.
Cơn sốt xem các buổi âm nhạc trực tiếp đã quét qua Trung Quốc trong năm nay, khiến việc mua vé trở nên khó khăn. Chỉ trong quý đầu tiên, TME cho biết họ đã tổ chức 29 buổi concert trực tuyến và ngoại tuyến. Đối với người nghe trực tuyến, TME cung cấp 2 ứng dụng bao gồm QQ Music và Kugou Music.
Theo ước tính của JPMorgan, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng âm nhạc trực tuyến đã tăng lên mức trung bình 30% trong quý 3, so với mức 25% của Spotify trong 12 tháng qua.
Chuyên gia phân tích mảng Internet Yao của JPMorgan cho rằng: “Âm nhạc trực tuyến đã vượt qua giải trí xã hội để trở thành cá kiếm nhiều nhất trong quý 3 năm 2023, dẫn đến việc phục hồi lợi nhuận nhanh hơn dự kiến vào năm 2024.”
Trong quý 3, doanh thu của TME từ giải trí xã hội và các dịch vụ khác đã giảm 49% xuống tương đương 276 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Morgan Stanley ước tính doanh thu từ đăng ký âm nhạc ước tính sẽ tăng 38% vào năm 2023 so với năm 2022.
Trước đó, Tencent Music công bố doanh thu quý 3 đạt 6,57 tỷ nhân dân tệ (901 triệu USD), nhỉnh hơn so với ước tính của Wall Street là 6,31 tỷ nhân dân tệ.
Nguồn: CNBC
Nhịp Sống Thị Trường