Trung Quốc mua hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 500%, trồng 1 lần cho thu hoạch hàng chục năm
Ảnh minh họa
Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu, đứng thứ 7 về sản xuất mặt hàng này toàn cầu.
- 12-08-2024Thái Lan mạnh tay săn lùng ‘vàng đen’ của Việt Nam kể từ đầu năm: Xuất khẩu tăng hơn 1.500% nhưng Campuchia mới là khách hàng lớn nhất
- 10-08-2024Sản vật triệu đô thế giới cực hiếm nhưng Việt Nam sở hữu 22.000 tấn mỗi năm: Ấn Độ, Mỹ đua nhau săn lùng, thu hơn 40 triệu USD kể từ đầu năm
- 09-08-2024Một mặt hàng của Việt Nam đang vươn lên thành 'ngôi sao' xuất khẩu: thu về hàng chục tỷ USD, các 'đại bàng' công nghệ đua nhau làm tổ
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu 15.334 tấn chè, trị giá 27,4 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với tháng trước; tăng 46,4% về lượng và tăng 50% về trị giá so với tháng 7/2023.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè đạt 77.280 tấn, trị giá 133,4 triệu USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.726 USD/tấn, tăng 1,5%.
Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, đạt 22,3 nghìn tấn, trị giá 47 triệu USD, giảm 3,2% về lượng nhưng tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.100 USD/tấn, tăng gần 10%.
Sau khi giảm mạnh từ đầu năm, thị trường này đang dần lấy lại đà nhập khẩu so với năm ngoái. Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Đài Loan (TQ), đạt 8.131 tấn, tương đương gần 14 triệu USD, giá 1.712 USD/tấn, tăng 2,4% về lượng, tăng 6,3% về trị giá và tăng 3,7% về giá so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với 7.826 tấn, tương đương 11,3 triệu USD, tăng tới 236% về lượng và tăng 107% về trị giá. Giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường này chỉ đạt 1.446 USD/tấn, giảm sâu 38,2% so với cùng kỳ.
Riêng tháng 7, quốc gia này đã nhập khẩu 1.528 tấn chè từ Việt Nam, tương đương hơn 2 triệu USD, tăng mạnh 502% về lượng, tăng 385% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023, tạo đà cho năm 2024.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước có 120.000 ha diện tích trồng chè, 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế 5.200 tấn búp tươi một ngày.
Hiệp hội chè Việt Nam đánh giá, những năm gần đây, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất.
Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè.
Theo Công Thương, nghiên cứu từ Research and Markets cho thấy, thị trường chè toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 37,5 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng của ngành chè ngày càng cao do lối sống thay đổi và tăng nhận thức của người tiêu dùng về việc uống chè có lợi cho sức khỏe. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn
- Từ đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hạt điều từ Campuchia, Bờ Biển Ngà, Ghana?
- Thế chân Ấn Độ, Lào trở thành nhà cung cấp lớn thứ 3 cho Việt Nam loại nguyên liệu cực quan trọng này - là thứ nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn phải chi tỷ USD nhập khẩu