Trung Quốc phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ ở dãy núi Himalaya
Các nhà địa chất học Trung Quốc gần đây phát hiện trữ lượng đất hiếm có thể rất lớn ở dãy núi Himalaya, tiềm năng sẽ giúp nâng cao đáng kể vị thế của Bắc Kinh trên thị trường đất hiếm toàn cầu.
- 21-06-2023Thị trường Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, 'vua phân khúc xe điện siêu nhỏ' tiến quân vào Đông Nam Á
- 21-06-2023Giữa mùa lũ, địa phương Trung Quốc vẫn kêu thiếu nước: Chuyện gì đã xảy ra?
- 21-06-2023Trung Quốc “mệt nhoài” vì xây đập thuỷ điện: Sở hữu 98.000 con đập nhưng từng muốn phá bỏ gần nửa, nhiều nhà máy im lìm khi các dòng sông trơ đáy
Vành đai đất hiếm này được đánh giá là trải dài hơn 1.000km và việc đánh giá một khu vực rộng lớn và xa xôi như vậy có thể mất nhiều năm, hoặc thậm chí nhiều thập kỷ.
Một vấn đề đau đầu khác là vị trí của vành đai này nằm dọc biên giới phía Nam của Tây Tạng, nơi Trung Quốc có tranh chấp lâu năm với nước láng giềng Ấn Độ.
Vì thế, các nhà địa chất Trung Quốc cho rằng, quốc gia nào có thể xác định chính xác trữ lượng đất hiếm này thì càng giành được “lợi thế chiến lược”.
Từ năm 2020, với sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ, một nhóm nghiên cứu đã xây dựng công cụ AI để xử lý tự động gần như tất cả dữ liệu thô mà vệ tinh thu thập được, kết hợp với các phương tiện khác để xác định trữ lượng đất hiếm trên cao nguyên Tây Tạng.
Các nhà khoa học, công tác tại phòng thí nghiệm về địa chất và tài nguyên thuộc ĐH Khoa học địa chất Trung Quốc, khẳng định tỷ lệ chính xác của công cụ này lên đến 96%.
Cách đây khoảng 10 năm, các nhà địa chất học Trung Quốc tình cờ phát hiện mẫu vật giàu đất hiếm và lithium từ một số mẫu đá lấy về từ Tây Tạng, từ đó bắt tay vào nghiên cứu.
Trung Quốc hiện có một cơ sở khai thác đất hiếm ở Nội Mông, và một số mỏ khai thác khác ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tây và Tứ Xuyên.
Đến nay, các nhà khoa học tin rằng trữ lượng đất hiếm ở Himalaya tương đương, thậm chí lớn hơn những mỏ đó, và có thể giúp Trung Quốc củng cố vị trí của mình trên thị trường đất hiếm toàn cầu.
Trung Quốc trước đây chiếm thị phần lớn nhất, với khoảng 43% trữ lượng đất hiếm toàn cầu trong những năm 1980 và 1990, nhưng thị phần của nước này giảm xuống còn khoảng 36,7% vào năm 2021, theo số liệu ước tính trong ngành.
Tiền phong