MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc săn lùng mặt hàng mới nổi của Việt Nam dù có sản lượng đứng đầu thế giới: Thu về hơn 1 tỷ USD năm qua, Campuchia, Malaysia cũng tham gia cuộc đua

06-02-2024 - 05:20 AM | Thị trường

Hiện Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới về sản lượng mặt hàng này.

Trung Quốc săn lùng mặt hàng mới nổi của Việt Nam dù có sản lượng đứng đầu thế giới: Thu về hơn 1 tỷ USD năm qua, Campuchia, Malaysia cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam sở hữu một mặt hàng mới nổi với sản lượng hàng chục triệu tấn mỗi năm là mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu. Cụ thể trong năm 2022, sản lượng của nước ta đạt 26,72 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 12 đạt hơn 86 triệu USD, giảm 12,7% so với tháng trước đó. Lũy kế cả năm 2023, nước ta thu về hơn 1,19 tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng này, tăng 6% so với năm 2022.

Trung Quốc săn lùng mặt hàng mới nổi của Việt Nam dù có sản lượng đứng đầu thế giới: Thu về hơn 1 tỷ USD năm qua, Campuchia, Malaysia cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xét về thị trường, Trung Quốc, Campuchia và Malaysia là 3 thị trường lớn nhất của mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu. Cụ thể đối với Trung Quốc, quốc gia này đã chi hơn 577 triệu USD nhập khẩu, tăng mạnh 30% so với năm 2022 và chiếm tỷ trọng 48%, đồng thời là khách hàng lớn nhất. Trong khi Trung Quốc lại là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này với công suất lên đến gần 261 triệu tấn/năm.

Trung Quốc săn lùng mặt hàng mới nổi của Việt Nam dù có sản lượng đứng đầu thế giới: Thu về hơn 1 tỷ USD năm qua, Campuchia, Malaysia cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Campuchia đứng thứ 2 với hơn 166 triệu USD, tăng nhẹ 1,2% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 14%. Malaysia đứng thứ 3 với hơn 117 triệu USD, tăng mạnh 28% so với năm trước.

Theo Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đặt mục tiêu sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 24-25 triệu tấn vào năm 2025 và 30-32 triệu tấn vào năm 2030; đáp ứng tối thiểu 70% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi tinh.

Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, nhìn chung, khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành thức ăn chăn nuôi đó là năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá...) của toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm. Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi trong nước chỉ cung cấp được khoảng 35% tổng nhu cầu, tương đương 13 triệu tấn/năm, số còn lại từ nguồn nhập khẩu.

Sản lượng ngô, đậu tương của Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ (tương đương với 0,4% và 0,02%), chưa kể chất lượng và năng suất thấp đã làm giá ngô sản xuất trong nước khó cạnh tranh với giá ngô thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo (chiếm 8,4% sản lượng của thế giới).

Báo cáo đánh giá thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (VIRAC) cũng đã chỉ ra rằng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh sản xuất. Những cái tên như vậy có thể kể đến như: Cargill Group (Mỹ), Haid (Trung Quốc), CP Group (Charoen Pokphand Group – Thái Lan), De Heus (Hà Lan), BRF (Brazil), Mavin (Pháp), Japfa ( Singapore), CJ (Hàn Quốc),…

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên