MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc

29-01-2022 - 19:37 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc

Chịu đau đớn, tốn kém để chạy theo các trào lưu thẩm mỹ như tạo dáng tai nhọn, “phong bế” bắp chân, nhiều người chưa thấy đẹp đã phải gánh chịu những rủi ro nguy hiểm.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 1.
Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 2.

Mong muốn con cái có đầu tròn trịa là cơn sốt mới nhất ở Trung Quốc, vì nhiều người tin rằng đầu tròn sẽ đẹp hơn. Trẻ sơ sinh có xương mềm và khuôn đầu có thể thay đổi hình dạng trong suốt giai đoạn còn nhỏ. Thế là nhiều cha mẹ ở nước này cho con đội khuôn thạch cao, các dụng cụ bán trên mạng xã hội nhằm định hình xương hoặc tham khảo đủ thứ mẹo trên Weibo.

Các trang bán hàng trực tuyến ở Trung Quốc bán nhiều loại thiết bị chỉnh đầu cho trẻ sơ sinh, từ gối chỉnh hình dạng đầu chỉ 20 USD, khuôn tạo hình giá rẻ 3 USD cho đến thảm ngủ để ngăn trẻ sơ sinh ngủ ở tư thế có thể gây ra chứng đầu dẹt có giá 15 USD.

Tờ The South China Morning Post dẫn bài viết gây tranh cãi của một bà mẹ đăng tải trên mạng xã hội Xiaohongshu với tiêu đề "Tôi đã đưa con mình đi chỉnh hình đầu, bất chấp sự phản đối của gia đình" vào hồi tháng 9-2021. Trong bài viết, cô kể chi tiết về quá trình nắn chỉnh xương sọ của con.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 3.

Nhiều cha mẹ ở Trung Quốc đua nhau nắn sao cho đầu con tròn trịa vì đẹp. Ảnh: Taobao

Người mẹ kể con gái mình thích nằm ngửa khi ngủ khiến phần sau đầu "phẳng và bẹt". Cô cố gắng tập cho con ngủ nghiêng nhưng không hiệu quả. Khi đứa trẻ 7 tháng tuổi, người mẹ đưa con đến một phòng khám địa phương để đặt làm riêng dụng cụ chỉnh đầu.

Các nhân viên của phòng khám đã bọc đầu của em bé trong nhiều lớp thạch cao để đo đạc, sau đó tạo ra một chiếc khuôn vừa vặn. Chiếc khuôn này giống như những quả bóng bowling, có thể đội và gỡ ra như một chiếc mũ bảo hiểm. Không rõ người mẹ đã trả bao nhiêu cho chiếc khuôn định hình nhưng trang tin Sohu ước chừng khoảng 4.300 USD.

Một số người dùng mạng ủng hộ quyết định của người mẹ: "Không người mẹ nào đội khuôn cho con mình mà không có lý do", "Sự vất vả hiện tại sẽ đạt được một khuôn đầu đẹp trong tương lai"…

Thế nhưng, hầu hết đều phản đối. Một người bình luận: "Bạn không cần phải làm như vậy. Khi trẻ lớn hơn, chúng lăn lộn trong lúc ngủ và hình dạng đầu sẽ tự động điều chỉnh. Đừng để sự lo lắng của bạn khiến con phải trải qua đau đớn".

Khi nhận nhiều phản đối trên mạng xã hội, người mẹ giải thích: "Tôi nghĩ đội khuôn đầu cũng như đeo niềng răng, chúng ta chỉnh sửa một phần cơ thể để làm nó đẹp lên. Biết bao phụ nữ đã trải qua đau đớn để có được sắc đẹp đó thôi".

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 4.

Nhiều cha mẹ ở Trung Quốc cố gắng dùng dụng cụ định hình để con có được phần đầu tròn trịa hơn. Ảnh: HK01

Các chuyên gia y tế lưu ý cha mẹ cần để con phát triển tự nhiên. Việc chỉnh sửa hình dạng đầu của một đứa trẻ vì mục đích thẩm mỹ là vô nghĩa. Việc làm này thực ra chỉ là sự lo lắng quá mức của cha mẹ.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 5.

Ở Trung Quốc, phẫu thuật tai nhọn trở thành trào lưu thịnh hành trong giới trẻ vì cho rằng thay đổi dáng tai như thế giúp gương mặt thon gọn, thậm chí trẻ hơn. Một người khoe trên trang mạng Xiaohongshu: "Đúng là ma thuật! Tôi không thay đổi bất cứ thứ gì trên khuôn mặt nhưng bạn bè lại nói tôi trông rất khác. Mặt của tôi nhỏ hơn và trông tôi thông minh hơn".

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 6.

Phẫu thuật tai nhọn trở thành trào lưu thịnh hành trong giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Tiktok

Tại Mylike Medical Cosmetic - cơ sở thẩm mỹ lớn ở TP Thượng Hải, nhu cầu phẫu thuật tai nhọn nhiều tới mức khách phải xếp hàng, đặt lịch hẹn trước vài ngày cho đến vài tuần. Lâm Lâm, đại diện Mylike Medical Cosmetic, cho biết: "Thủ thuật này an toàn và phổ biến. Lượng khách tới đây để thay đổi dáng tai rất đông".

Theo khảo sát của tờ The paper, tính riêng TP Vũ Hán, có 10 cơ sở thẩm mỹ thực hiện phẫu thuật tai nhọn, giá dao động từ vài ngàn nhân dân tệ đến hơn 40.000 nhân dân tệ (gần 6.300 USD).

Có hai phương pháp phổ biến khi phẫu thuật tai nhọn. Thứ nhất, thêm sụn nhân tạo hoặc sụn từ các bộ phận khác của cơ thể để cấy vào vùng tai sau. Thứ hai là tiêm axit hyaluronic. Tuy nhiên, bác sĩ thẩm mỹ Vương Giang Vân tại Bệnh viện Nhân dân số 3 ở TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam cảnh báo sử dụng axit hyaluronic có nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng, dị ứng, đông máu, hoại tử da.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 7.

Cảm giác khác biệt của trước và sau khi phẫu thuật tai nhọn. Ảnh: VICE

Bác sĩ Vương nhận định: "Tôi dám khẳng định sau cơn sốt tai nhọn, sẽ có một loạt người đi làm đẹp yêu cầu lấy lại đôi tai ban đầu. Thời gian qua đi, bạn sẽ thấy rằng những thứ mốt này trở nên xấu xí. Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên cân nhắc về điều này".

Dụ Văn Lâm - bác sĩ phẫu thuật ở TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông - ngạc nhiên khi tai nhọn kỳ quặc lên đời. Tuy nhiên, ông chắc mẩm cơn sốt này sẽ sớm qua đi. Bác sĩ Dụ cho biết: "Là bác sĩ, chúng tôi cần xem xét tình trạng bệnh nhân về lâu dài. Có những bạn trẻ yêu cầu phẫu thuật đổi dáng tai một cách bốc đồng".

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 8.

Phẫu thuật tai nhọn được cho là có nguy cơ biến chứng cao. Ảnh: Vice

Bác sĩ Lý Chí Dũng thuộc bệnh viện Tứ Xuyên cũng cho rằng việc tai đang bình thường lại phẫu thuật đắp thêm vành tai bằng cách lấy từ sụn xương sườn có nguy cơ biến chứng cao. Bác sĩ Lý cảnh báo: "Khi thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ không uy tín thì không lường trước được hậu quả, vì những bệnh viện lớn không thực hiện những loại thẩm mỹ này".

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 9.

Một số bác sĩ cho rằng cơn sốt phẫu thuật tai nhọn sẽ sớm qua đi. Ảnh: Artwork

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 10.

Do ám ảnh về vẻ đẹp không tì vết, nhiều cô gái Trung Quốc cắt dây thần kinh chân để thu gọn bắp chân. Trang Sixth Tone kể câu chuyện của Kaola (30 tuổi). Dù được cảnh báo ca phẫu thuật tốn kém, bất hợp pháp, nhất là mất vĩnh viễn khả năng chạy nhảy nhưng Kaola vẫn thử phương pháp làm đẹp này.

Vì luôn tự ti về đôi chân, Kaola đã thử rất nhiều cách để chân thon gọn hơn, từ ăn kiêng đến tập thể dục, thậm chí hút mỡ... nhưng chưa bao giờ như ý. Kaola quyết định thực hiện phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đầy rủi ro, gây tranh cãi ở Trung Quốc có tên "phong bế" bắp chân. Ca phẫu thuật sẽ cắt bỏ, làm teo cơ, giúp đôi chân thon thả hơn.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 11.

Nhiều phụ nữ Trung Quốc thực hiện phương pháp cắt dây thần kinh để có đôi chân thon gọn, nuột nà. Ảnh: Weibo

Kaola trả 30.000 nhân dân tệ (4.600 USD) để làm thon chân ở một phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân tại Thượng Hải có tên là TG Young. Sau 4 tháng, cơ bắp chân của Kaola vẫn có kích thước như cũ. Điều duy nhất thay đổi là bây giờ cô thi thoảng thấy đau chân và khó chạy hơn trước kia.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 12.

Nhiều phụ nữ Trung Quốc phải chịu các tác dụng phụ tương tự sau khi phẫu thuật cắt dây thần kinh chân. Ảnh: Weibo

Nhiều phụ nữ Trung Quốc cũng cho biết họ phải chịu các tác dụng phụ tương tự sau khi phẫu thuật cắt dây thần kinh chân. Cuộc thảo luận về vấn đề này diễn ra sôi nổi trên mạng xã hội, thậm chí một hashtag liên quan đến vấn đề này nhận được 320 triệu lượt xem trên Weibo.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 13.

Ngày càng nhiều trào lưu thẩm mỹ cực đoan tại Trung Quốc. Ảnh: Sina

Phương pháp cắt dây thần kinh để có đôi chân thon gọn được nhận định có nhiều nguy cơ rủi ro. Nếu phẫu thuật không thành công, một số người có thể bị mất khả năng vận động vĩnh viễn. Hơn nữa, phương pháp chưa được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho phép.

Bác sĩ Tiết Hồng Vũ tại Bệnh viện số 3 của Trường ĐH Bắc Kinh nhận định phẫu thuật này rất khó kiểm soát do bác sĩ phẫu thuật thường không nắm rõ số lượng dây thần kinh phù hợp để cắt, vì cơ bắp chân khá phức tạp.

Trung Quốc và các trào lưu thẩm mỹ kỳ quặc - Ảnh 14.

Theo Huệ Bình - Anh Thanh

NLĐ

Trở lên trên