Trung Quốc vừa thắng lớn tại quốc gia có trữ lượng dầu thứ 5 thế giới: Trúng thầu 10 mỏ dầu và khí đốt, trữ lượng gấp 33 lần so với Việt Nam
Các công ty Trung Quốc là những công ty nước ngoài duy nhất nhận giấy phép khai thác 10 mỏ dầu và khí đốt tại quốc gia này.
- 13-05-2024Hàn Quốc, Trung Quốc đua nhau săn lùng mặt hàng này của Việt Nam: Thu hơn 138 triệu USD kể từ đầu năm, nước ta đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu
- 12-05-2024Ấn Độ, Mỹ đua nhau săn mua loại cây hiếm của Việt Nam: Chỉ có dưới 10 quốc gia trên thế giới sở hữu, thu hơn 65 triệu USD kể từ đầu năm
- 27-04-2024Quốc gia có diện tích nhỏ hơn Việt Nam 57 lần bất ngờ đưa dầu thô đến nước ta: Trữ lượng đứng đầu Đông Nam Á, kim ngạch cán mốc 2 tỷ USD
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết vào ngày 12/5 rằng các công ty Trung Quốc đã thắng thêm 5 gói thầu để thăm dò các mỏ dầu và khí đốt của Iraq. Như vậy tính đến nay, các công ty Trung Quốc là những công ty nước ngoài duy nhất thắng thầu, nhận giấy phép khai thác 10 mỏ dầu và khí đốt kể từ ngày 11/5, trong khi công ty KAR Group tại Iraq đã nhận được hai giấy phép.
Tổng số giấy phép dầu khí cho 29 dự án chủ yếu nhằm mục đích tăng sản lượng cho mục đích sử dụng trong nước, với hơn 20 công ty đủ điều kiện sơ tuyển, bao gồm các tập đoàn châu Âu, Trung Quốc, Ả Rập và Iraq.
Đây là vòng cấp phép lần thứ 6 của Iraq nhằm tăng sản lượng khí đốt tự nhiên để đốt các nhà máy điện - vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu từ Iran. Điều đáng chú ý là không có công ty dầu mỏ lớn nào của Mỹ tham gia, ngay cả sau khi Thủ tướng Iraq Mohammed Shia gặp đại diện các công ty Mỹ trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ vào tháng trước.
CNOOC của Trung Quốc đã thắng thầu phát triển mỏ dầu Lô 7 của Iraq, kéo dài khắp các tỉnh miền trung và miền nam Diwaniya, Babil, Najaf, Wasit và Muthanna, Bộ trưởng Dầu mỏ Hayan Abdul Ghani cho biết.
Bộ trưởng cho biết ZhenHua, Anton Oilfield Services và Sinopec đã thắng thầu để phát triển mỏ dầu Abu Khaymah ở Muthanna, mỏ Dhufriya ở Wasit và mỏ Sumer ở Muthanna.
Iraq, nhà sản xuất số hai của OPEC, là nơi có trữ lượng đã được chứng minh là khoảng 145 tỷ thùng, với mức sản xuất khoảng 4,5 triệu thùng mỗi ngày và xuất khẩu trung bình 3,4 triệu thùng/ngày. Để so sánh, trữ lượng dầu mỏ tại Việt Nam là khoảng 4,4 tỷ thùng, trong khi trữ lượng khí thiên nhiên là khoảng 23,8 tỷ m3. Như vậy trữ lượng dầu thô của quốc gia này gấp đến 33 lần so với trữ lượng của nước ta.
Về tình hình nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, theo Reuters, quốc gia này đang giảm khối lượng nhập khẩu từ Saudi Arabia do biên lợi nhuận lọc dầu suy yếu. Trong tháng này, Trung Quốc dự kiến mua tổng cộng 45 triệu thùng dầu thô của Saudi, khối lượng này dự kiến sẽ giảm 5,8 triệu thùng trong tháng 6, với nguồn cung thấp hơn chủ yếu ở loại dầu thô Arab Medium và Arab Heavy.
Đầu tuần này, Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức (OSP) của tất cả các loại dầu mà họ xuất khẩu sang châu Á, với loại hàng đầu, Arab Light, giao hàng vào tháng 6 sẽ đắt hơn 0,90 USD/thùng. Sự gia tăng này đã nâng giá dầu thô Arab Light lên mức cao nhất so với mức chuẩn Oman/Dubai trong 5 tháng.
Theo Reuters, việc tăng giá dầu thô của Saudi Arabia giao cho châu Á có thể sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu Trung Quốc, đặc biệt là cùng với những dự đoán về nhu cầu dầu diesel yếu hơn.
Theo Reuters
Nhịp sống thị trường