“Trứng vịt lộn bổ như nhân sâm” nhưng 7 nhóm người này khi ăn nhiều thì không chỉ hại gan, thận mà còn nguy hiểm tính mạng
Chúng ta không thể phủ nhận về độ bổ dưỡng của trứng vịt lộn, xong có một số nhóm người tuyệt đối không nên ăn vì có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- 20-11-2019Loại củ trông xù xì xấu mã nhưng càng ăn càng đốt mỡ bụng cực tốt vào mùa lạnh và còn là thuốc quý trong Đông y
- 19-11-2019Nở rộ trào lưu sử dụng cây xanh trang trí văn phòng tại các thành phố lớn
- 19-11-2019Ung thư âm thầm phát triển "phi mã" nếu có 3/5 triệu chứng, làm ngay 8 việc để tự cứu mình
Trứng vịt lộn từ lâu đã là món ăn bổ dưỡng quen thuộc của người Việt ta trong các bữa sáng. Vào những ngày trời trở lạnh, được ngồi nhâm nhi quả trứng vịt lộn ngọt ngọt, béo béo kèm chút rau răm cay cay thì còn gì tuyệt bằng.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, trong Đông y trứng vịt lộn mang tính hàn, nó có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt...
Các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại cho biết, trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng... Ngoài ra, mỗi quả trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin C…
Dù trứng vịt lộn bổ dưỡng như vậy xong nhiều chuyên gia nhận định loại thực phẩm này "Nếu ăn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm nhưng nếu dùng sai thì cũng gây hại sức khỏe không kém".
Một số người tuyệt đối không nên ăn nhiều trứng vịt lộn theo lời khuyên của lương y Bùi Đắc Sáng:
1. Người mắc bệnh gút
Trong mỗi quả trứng vịt lộn đều chứa rất nhiều protein, chúng ta càng ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, điều này sẽ khiến tình trạng của người bệnh gút thêm trầm trọng.
2. Người bệnh thận
Những bệnh nhân mắc bệnh thận đều sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể.
Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
3. Bệnh nhân bị bệnh gan
Trứng vịt lộn chứa quá nhiều đạm, chính vì vậy nó sẽ khiến cho chức năng gan bị hoạt động quá sức, dẫn đến suy gan nhanh chóng. Bên cạnh đó, trứng vịt lộn còn khiến cho người bệnh gan bị đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng…
4. Người bị sốt
Chúng ta đều nghĩ rằng việc tẩm bổ bằng trứng vịt lộn trong lúc ốm sẽ khiến cho cơ thể nhanh hồi phục hơn. Xong thực tế, protein trong trứng vịt lộn khi đi vào cơ thể sẽ bị phân hủy, sinh ra lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, từ đó khiến nhiệt độ của người đang sốt cao hơn, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
5. Người bị cao huyết áp
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất gây nên tình trạng cao huyết áp.
6. Người vừa sinh con
Sở dĩ sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì trong loại thực phẩm này có chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1-2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.
7. Trẻ nhỏ
Lương y Sáng cho biết, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa thể phát triển hoàn toàn, chính vì vậy nếu bố mẹ cho bé ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bé từ 5 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ một đến 2 lần là đủ.
Những lưu ý quan trọng khi ăn trứng vịt lộn
Kể cả không nằm trong nhóm người trên, bạn vẫn nên ghi nhớ 2 điều dưới đây khi ăn trứng vịt lộn:
1. Nên ăn cùng rau răm
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, sáng mắt. Rau răm còn có tác dụng chữa thiếu máu, trừ giun sán, làm lành vết thương… Tuy nhiên, ăn rau răm thường xuyên sẽ làm giảm ham muốn tình dục cả ở phụ nữ và nam giới.
Trứng vịt lộn nên ăn cùng rau răm...
Trong khi đó, trứng vịt lộn tính hàn, rất tốt trong việc cải thiện khả năng sinh lý. Vì ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải kèm rau răm để giảm ham muốn. Lương y Sáng cho rằng đây là sự cân bằng âm - dương, đem lại sự cân bằng cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên ăn trứng vịt lộn cùng gừng và hạt tiêu để chống lạnh bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
2. Tránh ăn vào buổi tối
Vì trứng vịt lộn rất khó tiêu nên chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng. Nếu ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, quá trình trao đổi chất diễn ra ít hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi ăn nhiều. Ngoài ra, chỉ nên ăn mỗi tuần 2 quả.
Báo Dân sinh