MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trước khi ký hợp đồng làm việc, người lao động cần lưu ý hai thuật ngữ lương này

Trước khi ký hợp đồng làm việc, người lao động cần lưu ý hai thuật ngữ lương này

Trước khi ký hợp đồng lao động, có hai thuật ngữ mà người lao động dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua: lương net và lương gross. Vậy sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này là gì, và vì sao nó lại quan trọng?

Khái niệm lương gross, lương net

Mặc dù không có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm lương gross cũng như lương net, nhưng có thể hiểu đơn giản về các thuật ngữ này như sau:

Lương gross là tổng thu nhập mỗi tháng người lao động nhận được gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng… trong đó có cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, do người lao động nhận lương gross phải trích ra một số tiền hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân (nếu có) nên số tiền thực nhận sẽ ít hơn lương gross.

Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được xác định như sau:

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH)

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

Tổng

8%

1%

1,5 %

10,5%

Lương net là tiền lương thực nhận mà người lao động được công ty trả hàng tháng sau khi đã trừ hết các loại khoản chi phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.

Lương net = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Phân biệt lương gross với lương net

Lương gross

Lương net

Khái niệm

Là tổng tiền lương người lao động được người sử dụng lao động chi trả mỗi kì trả lương.

Là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kỳ trả lương.

Về bảo hiểm và thuế

Bao gồm:

BHXH (8%)

BHYT (1,5%)

BHTN (1%)

Thuế TNCN (nếu có)

Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN


Lương net = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Chủ thể ưa chuộng

Người lao động

Người sử dụng lao động

Ưu điểm

Người lao động có thể chủ động tính toán đối với mức lương của mình.

Người lao động nhận đúng số tiền thỏa thuận, việc nộp bảo hiểm và thuế thu nhập do người sử dụng lao động tự tính toán và nộp.

Nhược điểm

Người lao động phải tự tính toán số tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập đồng thời cập nhật các quy định về việc đóng các khoản trên để tránh bị người sử dụng lao động tính sai.

Người sử dụng lao động có thể sử dụng mức lương này để đóng bảo hiểm cho người lao động nên mức đóng có thể bị thấp dẫn tới mức hưởng các chế độ bảo hiểm cũng sẽ bị thấp.


Cách tính lương net khi nhận lương gross

Nếu người lao động nhận lương gross thì việc tính lương net sẽ được tính như sau:

Lương net = Lương gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Ví dụ: Người lao động A làm việc cho công ty X với mức lương gross là 15 triệu đồng/tháng.

Lương net thực nhận của A = 15 triệu đồng - các khoản đóng bảo hiểm - thuế TNCN (nếu có)

Trong đó:

Các khoản đóng bảo hiểm:

- Bảo hiểm xã hội: 15 triệu đồng x 8% = 1,2 triệu đồng

- Bảo hiểm thất nghiệp: 15 triệu đồng x 1% = 150.000 đồng

- Bảo hiểm y tế: 15 triệu đồng x 1,5% = 225.000 đồng

Như vậy tổng số tiền A phải trích để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc/tháng là:

1,2 triệu đồng + 150.000 đồng + 225.000 đồng= 1,575 triệu đồng

Thuế TNCN (nếu có):

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập -  Các khoản được miễn - Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Trong đó, người lao động được giảm trừ gia cảnh đối với chính bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng và các khoản bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện (căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân ).

Nếu A có 1 người phụ thuộc, trong tháng A không đóng góp từ thiện, nhân đạo thì thuế TNCN trong tháng của A được tạm tính như sau:

- Thu nhập chịu thuế của A: 15 triệu đồng

- Người lao động A được giảm trừ:

+ Giảm trừ gia cảnh với chính bản thân: 11 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 1 người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: 1,575 triệu đồng

-Thu nhập tính thuế của anh A:

15 triệu đồng - 11 triệu đồng - 4,4 triệu đồng - 1,575 triệu đồng = 1,975 triệu đồng

Nếu A ký hợp đồng lao động trên 3 tháng thì thuế thu nhập cá nhân của anh A được tính theo biểu lũy tiến từng phần. Thu nhập tính thuế của anh A là 1,975 triệu đồng thì thuộc bậc 1 với thuế suất là 5%.

Theo đó, tiền thuế TNCN mà A phải đóng là: 1,975 triệu đồng x 5% = 98.000 đồng.

Như vậy, số tiền A thực nhận mỗi tháng là:

15 triệu đồng - 1,575 triệu đồng - 98.000 đồng = 13,327 triệu đồng.

Anh Vũ

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên