Trước khi Temu xuất hiện, cuộc chơi “đốt tiền” của TMĐT Việt Nam đã có hồi kết: Shopee tăng 70% doanh thu, lãi hàng nghìn tỷ trong khi đối thủ vẫn lỗ đậm
Hàng thập kỷ qua, TMĐT còn được xem là “sân chơi đốt tiền” của các doanh nghiệp đứng sau các sàn. Đơn cử, Sendo 2 năm liên tiếp đã thua lỗ hơn 1.000 tỷ, Lazada cũng thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm…
- 09-10-2024"Cơn đau đầu" của Tiki: Đang bị Shopee và TikTok Shop bỏ xa, Temu lại lăm le vào Việt Nam, niềm hi vọng cuối của doanh nghiệp Việt có bị đại gia ngoại "nuốt chửng"?
- 08-10-2024Nóng: Temu chính thức xuất hiện tại Việt Nam, rất có thể sắp mua lại 1 nền tảng TMĐT trong nước
Sự bùng nổ cách mạng 4.0, hoàn thiện logistics, nền kinh tế tăng trưởng đưa mức thu nhập chi tiêu người dân tăng…, Việt Nam có thể xem là “sân chơi vàng” cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2023 lĩnh vực TMĐT tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% (tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2022) và đạt quy mô trên 20,5 tỷ USD.
Các tên tuổi nổi trội vẫn xoay quanh Shopee, Lazada, “tân binh” Tiktok Shop, Tiki, và Sendo. Theo số liệu của Metric, năm 2023, doanh thu trên cả 5 sàn TMĐT này đạt 232.100 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm 2022.
Mới nhất, thông tin Temu chính thức xuất hiện ở thị trường Việt Nam, dự kiến sẽ M&A một tên tuổi nội địa, gây chú ý mạnh. Temu chỉ mới 2 năm tuổi nhưng từng làm mưa làm gió ở thị trường Mỹ hiện đang tích cực tiếp cận thị trường Đông Nam Á.
Trước khi Temu gai nhập, TMĐT tuy là “sân chơi màu mỡ”song không không kém phần khốc liệt. Hàng thập kỷ qua, TMĐT còn được xem là “sân chơi đốt tiền” của các doanh nghiệp đứng sau các sàn. Đơn cử, Sendo 2 năm liên tiếp đã thua lỗ hơn 1.000 tỷ, Lazada cũng thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm…
Trong số đó, Shopee xứng danh “chiến thần” khi liên tục giữ vị trí đứng đầu về thị phần, và là đơn vị đã có lãi khủng từ năm 2022 với 3.000 tỷ, năm 2023 tiếp tục lãi thêm gần 1.500 tỷ đồng (số liệu từ Vietdata).
Shopee là nền tảng TMĐT thành lập bởi Tập đoàn SEA vào năm 2015, hiện đang chiếm thị phần số 1 trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam. Shopee không chỉ cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến, mà còn kết nối người mua và người bán, hỗ trợ việc kinh doanh trên nền tảng số. Shopee cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện thoại, tivi, xe máy…
Năm 2023, doanh thu thuần của Shopee đạt hơn 18.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu với mức tăng trưởng ấn tượng hơn 70% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt mức hơn 1.400 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm dù giảm đi một nửa so với năm 2022.
Cùng với đó, “người anh em” là ShopeeFood cũng lần đầu báo lãi 900 tỷ đồng trong năm 2023, chấm dứt chuỗi ngày thua lỗ triền miên.
Foody được sáng lập bởi ông Đặng Hoàng Minh năm 2012, là mạng xã hội chuyên cung cấp đánh giá về quán ăn ở thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Đến năm 2016, Foody ra mắt DeliveryNow. Năm 2017, SEA Group mua lại Foody với giá khoảng 64 triệu USD và đổi tên Now thành ShopeeFood.
Sau 7 năm “đổi chủ”, tình hình tài chính của ShopeeFood cải thiện đáng kể. Năm 2023, Công ty đạt 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với 2022, đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng mạnh đạt mức gần 900 tỷ đồng.
Như vậy, c ó thể xem cuộc chiến “đốt tiền” tưởng như không có hồi kết cuối cùng đã có đơn vị nổi trội cả về thị phần lẫn hiệu quả kinh doanh.
Dẫu vậy, Shopee cũng đang đối mặt với sự đe dọa của Tiktok Shop. Mới ra mắt song TikTok Shop nhanh chóng vươn lên xếp thứ 2 thị phần. Theo dữ liệu bởi Vietdata, đơn vị cũng đã có lãi nhẹ trong 2 năm 2022-2023.
Để giữ vững vị thế của mình, Shopee năm 2024 đã tung loạt “vũ khí” mới, như cập nhật chính sách đổi trả hàng, kéo thời gian trả hàng và hoàn tiền lên đến 15 ngày kể từ thời điểm giao hàng thành công, cho phép người mua huỷ đơn hàng ngay cả khi hàng đang vận chuyển….
Nhịp sống thị trường