Trước lệnh cấm vận của Mỹ, Trung Quốc quay lưng với dầu mỏ Iran
Theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề, Trung Quốc đã yêu cầu ít nhất 2 doanh nghiệp dầu khí quốc doanh tránh xa các hoạt động mua bán dầu với Iran.
- 19-10-2018Ả rập Xê út đang kích hoạt "vũ khí dầu mỏ", đe dọa đẩy giá lên 150 USD
- 19-10-2018Trung Quốc đang khuấy động thị trường dầu thế giới như thế nào?
- 19-10-2018Dow Jones tiếp tục lao dốc, giảm hơn 300 điểm, giá dầu thủng 69 USD
- 18-10-2018Dầu thủng 70 USD, chứng khoán Mỹ "rung lắc" vì nguy cơ Fed nâng lãi suất
- 16-10-2018Nhà báo mất tích bí ẩn, Mỹ - Ả Rập Xê Út căng thẳng dọa đẩy giá dầu phi mã
Theo đó, việc đóng bằng nhập khẩu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Sinopec là thạm thời và việc giao dịch trở lại tùy thuộc vào kết quả đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nguồn tin giấu tên cho biết.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ mà Mỹ nhằm vào Iran sẽ có hiệu lực vào ngày 4/11 tới. Nếu bất cứ công ty nào vi phạm lệnh cấm này sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi hệ thống tài chính của Mỹ.
Quyết định của phía Trung Quốc xuất hiện bên thềm cuộc gặp dự kiến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Thưởng đỉnh G20 vào tháng tới.
Với Iran, việc thiếu hụt nhu cầu từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Sinopec sẽ khiến doanh số bán hàng sụp giảm nghiêm trọng. Ở thời điểm hiện tại, hai tập đoàn dầu khí quốc doanh của Trung Quốc là những khách hàng hàng đầu của Iran. Với lệnh cấm vận của Mỹ, các công ty dầu mỏ ở Nhật Bản và Hàn Quốc chắc chắn cũng sẽ quay lưng với nguồn cung nhiên liệu này.
Tuy nhiên, phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Sinopec đều từ chối đưa ra bình luận. Trước đó, Reuters cũng cho biết hai tập đoàn này đã không đặt mua dầu mỏ của Iran trong tháng 11. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nhấn mạnh: "Phía Trung Quốc hoan nghênh một giải pháp thực tế có thể duy trì hợp tác kinh tế và thương mại bình thường với Iran".
Hiện tại, chưa thể xác định các công ty dầu mỏ khác của Trung Quốc có ngừng mua hàng từ Iran hay không. CHính phủ nước này thì cho biết họ phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương. Hồi tháng 8, phía Mỹ cũng cho biết họ không thể thuyết phục Bắc Kinh cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran dù họ cũng chấp thuận không tăng cường nhập khẩu dầu khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng tạm dừng mua dầu thô của Mỹ trong tháng 8, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2016, vì những căng thẳng trong vấn đề chiến tranh thương mại.
Động thái mới nhất của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược so với Ấn Độ. Quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục đặt mua dầu của Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Trước đó, Ấn Độ cũng tiếp tục ký các hợp đồng vũ khí với Nga bất chấp các lệnh cấm vận của Nhà Trắng.
Những căng thẳng bắt nguồn từ lệnh trừng phạt của Mỹ khiến dầu thô từng đạt đến 85 USD/thùng hồi đầu tháng, xác lập đỉnh giá chưa từng có trong 4 năm qua. Tuy nhiên, giá dầu đã giảm khi Ả rập Xê út, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới và các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác tuyên bố sẽ gia tăng sản lượng để lấp đầy khoảng trống nguồn cung do thiếu hụt nguồn dầu từ Iran.