Trường học ở Mỹ bỏ qua nhưng Nhật Bản lại cực chú trọng nữ công gia chánh: Giúp thúc đẩy bình đẳng giới và rèn khả năng tự lập ở con trẻ!
Ở Mỹ, hiếm trường học nào dạy trẻ những kỹ năng này nhưng người Nhật lại đặc biệt chú trọng.
- 13-03-2021Con trai Lệ Quyên "sinh ra đã vượt vạch đích": Học trường mỗi năm tốn nửa tỷ đồng, ở biệt thự khủng, ngày ngày xe sang đưa rước
- 11-03-2021Học phí "một trời một vực" của 11 trường tiểu học tư thục ở TP.HCM: Nơi mỗi năm lên tới hàng trăm triệu, nơi chất lượng cũng vô cùng xịn mà tháng chỉ tốn 1 triệu đồng
- 11-03-2021“Hogwarts đời thực" - Ngôi trường “chọn mặt gửi vàng” của nhiều gia đình Hoàng gia: Học phí trên trời, người thường liệu có bước chân vào được không?
Giáo dục Mỹ được biết đến là một trong những nền giáo dục hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, có một bộ môn hiếm khi xuất hiện trong các lớp học ở đất nước này lại được trường học Nhật Bản cực chú trọng: Nữ công gia chánh (trong tiếng Anh gọi là Home Economics*)
*Home Economics: Chủ đề liên quan đến nấu ăn, dinh dưỡng, quản lý nhà cửa, tài chính cá nhân, sức khỏe cá nhân và các vấn đề tiêu dùng. Thuật ngữ này thường được biết đến là "nữ công gia chánh" nhưng không chỉ là nội trợ - nó đã trở thành kỹ năng quan trọng được giảng dạy ở nhiều cấp học.
Nếu nói nội trợ, nữ công gia chánh là việc không quan trọng - Hãy nhìn cách người Nhật giáo dục con trẻ!
Tại xứ sở hoa anh đào, học sinh được học kỹ năng này từ lớp 5. Các em tiếp tục học chuyên sâu hơn trong suốt cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Chương trình giảng dạy bộ môn này bao gồm nhiều kỹ năng như: nấu nướng, lập kế hoạch bữa ăn, mua sắm thực phẩm, may vá, đóng đồ nội thất bằng gỗ..., tờ Wall Street Journal thông tin.
Trẻ em Nhật Bản được dạy nữ công gia chánh ở trong trường học. (Ảnh minh họa)
Những khóa học nữ công gia chánh bắt buộc ở Nhật, được gọi là katei-ka. Được biết, từ năm 1947, bộ môn này đã được giảng dạy tại Nhật Bản với kỳ vọng sẽ mang lại bình đẳng giới. Các nhà lập pháp tin rằng, khi con trai cũng làm việc nhà sẽ giảm đi sự bất công giữa nam - nữ. Dù mục tiêu rất tích cực, song khóa học về nữ công gia chánh vẫn gián đoạn trong suốt 3 thập kỷ.
Những năm cuối thập kỷ 1990, kỹ năng này mới được khôi phục lại và đưa vào trường học. Nữ công gia chánh thật sự không chỉ dạy học sinh về nấu ăn. Mà hơn thế, đây là bộ môn dạy đầy đủ những kỹ năng quan trọng.
Hướng dẫn trẻ chăm sóc gia đình và bản thân, điều đó sẽ giúp các em trở nên có trách nhiệm hơn khi ở nhà. Nó giúp các em biết cách lập ngân sách và tiêu tiền một cách khôn ngoan. Những đứa trẻ được dạy nữ công gia chánh còn rèn được tính kiên nhẫn, sự chú ý, nhận thức tình huống...
Bộ môn này không chỉ dạy các em nấu ăn, mà còn tăng khả năng tự lập, thúc đẩy bình đẳng giới.(Ảnh minh họa)
Rõ ràng, ngoài kỳ vọng thúc đẩy bình đẳng giới, việc giảng dạy nữ công gia chánh còn giúp thanh thiếu niên mở mang kiến thức, tăng khả năng tự lập, phát triển kỹ năng về tài chính gia đình, dinh dưỡng, nấu ăn và các kỹ năng khác cho cuộc sống. Các nhà lãnh đạo đã đánh giá cao vai trò của bộ môn này đối với sự phát triển giới.
Ai cũng biết nữ công gia chánh đồng nghĩa với xã hội bình đẳng và khỏe mạnh hơn
"Mọi người sẽ không khỏe mạnh như hiện giờ" - Nhà lập kế hoạch giáo dục sức khỏe của Bộ Giáo dục Nhật Bản Takuya Mitani nói với Đài CBC Canada. "Và bình đẳng giới sẽ không phổ biến như vậy. Các cậu bé cũng học nấu nướng, may vá và trông trẻ. Nhờ thế, giờ đây chúng ta có thế hệ ông bố trẻ đang làm việc nhà và nuôi dạy con cái của họ".
Nữ công gia chánh là bộ môn bắt buộc ở Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Ở Mỹ lại có sự thay đổi trái ngược vào giữa thế kỷ XX. Helen Zoe Veit, cây bút của tạp chí New York Times giải thích: Đạo luật Smith-Hughes năm 1917 tài trợ cho việc giảng dạy bộ môn nữ công gia chánh. Tuy nhiên, nền giáo dục ngày càng chú trọng vào khoa học và toán học. Vì thế, bộ môn này dần dần bị xem nhẹ, theo báo cáo của Huffington Post.
Boston Globe giải thích thêm, phong trào nữ quyền cũng thúc đẩy sự chuyển hướng của bộ môn này. Khi nữ công gia chánh suy giảm, thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn lại lên ngôi. Trong những năm gần đây, có không ít lời kêu gọi hồi sinh các kỹ năng nội trợ để giảm bớt nạn béo phì ở Mỹ.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới gặp vấn đề về sức khỏe liên quan tới thực phẩm. Do đó, nhiều nước đang xem xét lại bộ môn giáo dục về nữ công gia chánh để giải quyết những vấn đề cấp bách này. Ví dụ, chính phủ Anh đã bắt đầu giáo dục về thực phẩm cho tất cả trẻ em ở các trường tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2014. Cung cấp kiến thức về thực phẩm cũng là 1 phần của cuộc cải cách năm 2014 đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở bắt buộc của Đan Mạch.
Tổng hợp: Archive.attn.com, Dailygazette.com, Jahee.jp
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.
Trường THPT Hai Bà Trưng được chọn để thí điểm việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022. Đồng thời ngành giáo dục tỉnh có trách nhiệm sưu tầm, chọn lọc các tài liệu dạy nữ công gia chánh trước đây để phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực tiến hành biên tập, bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm.
Theo ông Phan Ngọc Thọ, dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Pháp luật và bạn đọc