Truyền thông Pháp: Bất chấp suy thoái toàn cầu, Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng năm 2019
"Khi Việt Nam bước vào một thập kỷ mới, hiệp ước được chờ đợi từ lâu (EVFTA) đã tạo ra một môi trường tốt cho thương mại và đầu tư", Michael McAdoo của Boston Consulting Group cho biết hồi đầu tháng này.
- 27-12-2019[Khảo sát] 87% lao động Việt Nam khẳng định "Tôi bỏ việc không phải vì tiền!" và đây là 3 lý do chính được đưa ra
- 27-12-201918 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, các thị trường chính đều tăng mạnh năm 2019
- 27-12-2019Các nhà cung cấp AirPods đang huy động tài chính để mở rộng tại Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng "ấn tượng" trên 7% trong năm nay, vượt mục tiêu do chính phủ đặt ra, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài đã làm "sứt mẻ" các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Căng thẳng giữa hai chính quyền Washington và Bắc Kinh đã kéo dài tới 18 tháng, cả hai đã đặt ra các mức thuế trừng phạt trừng phạt đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. Trong khi đó, Việt Nam đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong xuất khẩu sang Mỹ, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp di cư từ Trung Quốc vì đây được coi là một trung tâm sản xuất an toàn hơn và rẻ hơn.
GDP năm 2019 đã vượt qua mục tiêu 6,8% của chính phủ, đạt 7,02%, theo số liệu công bố hôm thứ 6 của Tổng cục Thống kê tại Hà Nội. Những thành quả đạt được là "ấn tượng" trong bối cảnh toàn cầu về tăng trưởng chậm lại và làm xấu đi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Kim ngạch thương mại đạt kỷ lục 517 tỷ USD trong năm nay. Nhưng vẫn có sự sụt giảm dần trong tăng trưởng xuất khẩu, giảm từ 21% trong năm 2017 xuống còn 8% vào năm 2019, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới.
Các nhà kinh tế cho rằng sự chậm lại cho thấy Việt Nam cũng không tránh khỏi những cú sốc bên ngoài trên con đường phát triển của mình, vốn bị phụ thuộc trong sản xuất hàng hóa.
"Không có sự cải thiện về mặt khoa học và công nghệ", Tô Trung Thành, phó giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nói với AFP. Ông nói thêm rằng Việt Nam cần phải thích nghi tốt hơn với thời đại kỹ thuật số bằng cách tăng cường chất lượng của lực lượng lao động, để đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong thập kỷ qua, sự tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi việc xuất khẩu hàng may mặc và sản xuất giày dép với chi phí thấp. Việt Nam cũng có thể mạnh trong cả các sản phẩm công nghệ cao hơn như điện thoại Samsung và bộ xử lý máy tính Intel.
Trong năm 2019, Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận thương mại tự do quan trọng với Liên minh châu Âu, EVFTA, hứa hẹn sẽ cắt giảm thuế đối với hầu hết tất cả hàng hóa.
"Khi Việt Nam bước vào một thập kỷ mới, hiệp ước được chờ đợi từ lâu đã tạo ra một môi trường tốt cho thương mại và đầu tư", Michael McAdoo thuộc tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group cho biết hồi đầu tháng này.