TS. Võ Trí Thành: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có tìm được anh hùng?
“Tôi có một dấu hỏi, liệu Việt Nam có tìm được anh hùng – những nhà lãnh đạo đủ tầm đủ tâm cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này không?”, TS. Võ Trí Thành đặt câu hỏi tại Diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Được và Mất chiều ngày 7/4.
- 08-04-2017Rào cản tri thức khiến cho cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ chưa có tác động nhiều tới Việt Nam trong ngắn hạn
- 07-04-2017CEO Viettel: “Nhiều khi cơ hội đến nhờ chúng ta quá nghèo, không biết gì...”
- 03-04-2017Tránh tình trạng chỗ nào cũng nói cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng không biết làm gì
- 02-02-2017Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt người lao động trước nguy cơ lớn bị máy móc và trí thuệ nhân tạo thay thế”
- 20-01-2017Những dấu ấn của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
-
Nhiều khả năng tổng mức giảm giá của VND so với USD trong cả năm nay chỉ khoảng 2%
-
Việc yêu cầu báo cáo với những giao dịch có giá trị lớn sẽ giúp cơ quan Nhà nước dễ kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu đột biến, bất thường và cũng nhằm khiến những hành vi phạm pháp sớm bị ngăn chặn từ trước khi diễn ra
Gần đây, cụm từ “Cách mạng công nghiệp thứ 4”, hay “Công nghiệp thế hệ 4.0” dù được nhắc tới khá nhiều trên thế giới, nhưng nội dung của nó thì vẫn khá xa lạ với nhiều người Việt.
Lý giải câu chuyện trên, TS. Võ Trí Thành cho rằng bản chất của cuộc cách mạng 4.0 là sự kết nối.
"Tôi nghĩ đơn giản, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là cuộc cách mạng về kết nối. Thể hiện ở điểm: nó liên quan đến nhiều công nghệ khác, không tách rời ra được", TS. Võ Trí Thành nói.
Kết nối ở đây, theo ông, đó là sự tương tác giữa người - vật và thế giới số một cách tức thời - hiệu quả - thông minh. Ở cuộc cách mạng đầu tiên, người ta làm riêng lẻ từng loại công nghệ, còn ở hiện tại, là sự gia tăng kết nối, giữa cái này với cái kia, tạo thành một mạng lưới tổng thế chung mà ở đó, con người là trung tâm.
"Tôi nhấn mạnh là con người, phải là con người ở vị trí trung tâm mạng lưới. Đấy cũng chính là vấn đề", TS. Võ Trí Thành cho biết.
Bởi lẽ, tính chất tức thời - hiệu quả - thông minh của chuỗi kết nối này ngoài việc làm tăng năng suất lên hàng chục, hàng trăm lần sẽ khiến cho hàng triệu người lao động sẽ phải "từ nhà máy bước ra ngoài".
"Đó là vấn đề sống còn của người lao động, ngoài hiệu quả thì rủi ro rất lớn!", vị tiến sĩ cho hay.
Bên cạnh đó, nỗi lo về an toàn tính kết nối, hay "sự mất đi xúc cảm, tính người" khi tham gia vào mạng lưới kết nối công nghiệp này cũng là những rủi ro được TS. Võ Trí Thành lưu ý.
Tuy nhiên, dù muốn dù không, xu thế của cuộc cách mạng này là tất yếu, không một ai có thể cưỡng lại được. Nó cũng đồng thời là cơ hội để "Việt Nam hoá rồng" một cách bình đẳng với các nước khác, cho dù họ có đang là cường quốc.
"Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có làm được hay không? Tôi thích nhất câu trả lời Việt Nam chưa biết gì, may nhất là việc người Việt chưa biết gì, cứ thế lao vào làm, quyết tâm làm, lại đúng đường. Tuy nhiên, cũng cần phải có 4 tiền đề để bắt kịp đợc cuộc cách mạng này", TS. Võ Trí Thành cho hay.
Cụ thể, TS. Thành đề cao vai trò của thế chế và người lãnh đạo. Thể chế phải tốt, lãnh đạo phải nhanh, mạnh và quyết đoán, sâu sát, nhạy cảm với tình hình để có quyết sách đúng đắn. Tiếp theo là phải có một hệ thống giáo dục đào tạo kỹ năng tốt để cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực số có chất lượng cao. Rồi thì phải tiếp tục coi doanh nghiệp sáng tạo là trung tâm đồng thời thúc đẩy an ninh mạng kết nối.
3/4 điểm này, TS. Võ Trí Thành cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể cải thiện được, chỉ duy nhất câu chuyện về "anh hùng lãnh đạo" là còn khiến ông băn khoăn.
"Việt Nam liệu có tìm được một anh hùng cho cuộc cách mạng này không?", TS. Võ Trí Thành đặt câu hỏi cho toàn bộ Diễn đàn.