MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ 20 đến 30 tuổi: Học theo quy tắc 2-3-1-4, bạn sẽ không lãng phí 10 năm vô ích!

26-05-2020 - 09:12 AM | Sống

Đừng nghĩ rằng chỉ cần vài bài trắc nghiệm kiểm tra nghề nghiệp là khám phá được bản thân mình. Hành vi thiếu tự giác này chỉ khiến bạn tự đào thải mình với xã hội.

Đối với những người trẻ, giai đoạn 20 – 30 tuổi là 10 năm thời gian hoàng kim quý báu nhất. Bởi vì họ còn trẻ, họ có nhiều quyền lựa chọn, cũng có nhiều cơ hội.

Bởi vì còn trẻ, nên họ không cần mang quá nhiều gánh nặng gia đình, muốn đi đâu thì đi đó, muốn làm gì thì làm nấy. Cũng vì còn trẻ, nên năng lực học tập, khả năng phản ứng, tiềm năng phát triển và những đặc điểm khác đều đang ở giai đoạn mạnh nhất.

Nhờ vậy, họ dễ dàng trở thành những nhân viên được ưa thích trong mắt các nhà tuyển dụng. Dù có phạm sai lầm cũng dễ được bao dung hơn.

Tuy nhiên, đừng quá dựa dẫm vào những ưu thế này, vì nếu trong 10 năm này bạn không nắm bắt tốt, sẽ chỉ lãng phí 10 năm vô ích. Để đến khi 30 tuổi có muốn lựa chọn lại, sẽ rất khó để thực hiện.

Tôi đã từng gặp qua rất nhiều khách hàng trên 30 tuổi, họ chia sẻ khi xem xét lại sự nghiệp của mình, bài học sâu sắc nhất mà họ rút ra được là không sớm nghĩ đến vấn đề định hướng, điều đó dẫn đến sự nghiệp phát triển chậm hơn người khác, còn đi theo hướng bị động.

Tất nhiên, đa số mọi người đều là những người bình thường, và vì vậy rất ít ai có ý thức lập kế hoạch quá nhiều cho tương lai, mà chỉ thường tận hưởng hiện tại là nhiều.

Muốn không bị mắc kẹt vào cái vòng luẩn quẩn này nữa, cách tốt nhất là tuân theo quy tắc 2314, nó sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian vô ích.

Từ 20 đến 30 tuổi: Học theo quy tắc 2-3-1-4, bạn sẽ không lãng phí 10 năm vô ích! - Ảnh 1.

Cụ thể, quy tắc này chia 10 năm (từ 20 - 30 tuổi) thành 4 giai đoạn: 2 năm tìm hiểu, 3 năm trải nghiệm, 1 năm định hướng, 4 năm tích lũy.

Giai đoạn đầu tiên: 2 năm tìm hiểu

Nếu năm 18 tuổi bạn bắt đầu học đại học, như vậy giai đoạn 2 năm tìm hiểu này sẽ kéo dài đến khi bạn 20 – 22 tuổi.

Muốn tìm ra con đường phù hợp cho bản thân ở nơi làm việc, tiền đề là bạn phải có hiểu biết và nhận thức nền tảng về bản thân, sau đó mới tiến hành đi sâu hơn. Nếu không tìm hiểu kĩ về cái bản thân cần, bạn rất khó để trụ được lâu ở một nơi.

"Tôi thích gì, ghét gì? Đặc điểm tính cách của tôi là gì? Tôi giỏi về lĩnh vực nào? Học cái gì sẽ nhanh hơn? Điều gì khiến tôi cảm thấy vất vả? Loại người nào tôi muốn hợp tác cùng? Trình độ kỹ năng giao tiếp của tôi đến đâu?..."

Tự hỏi tự trả lời hết các vấn đề này, bạn đã có nhận thức cơ bản về bản thân.

Thực ra trong xã hội, có vài người rất khó đưa ra đánh giá về chính mình, bởi vì họ nhìn đâu cũng thấy công việc đó là đơn giản, dễ dàng. Nhưng một khi chạm tay vào mới phát hiện hóa ra nó chỉ "dễ bằng mắt".

Trong thời gian tìm hiểu, có người vẫn đang học đại học, vẫn chưa bước chân vào xã hội. Như vậy, cách tốt nhất để khám phá bản thân chính là tham gia càng nhiều các hoạt động, câu lạc bộ, thực tập, học hỏi từ công việc part time, để hiểu biết hơn nhiều về thực tế.

Một số người sẽ tìm thấy kỹ năng quản lý nhóm thông qua thực hành, một số người cũng có thể nhận rõ sự thiếu hụt trong việc giao tiếp cá nhân, một số người nhận ra họ giỏi hơn khi sáng tạo thiết kế, cũng có người hiểu được bản thân chỉ thích hợp làm một nhân viên trung thành...

Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều bài viết của tôi đều khuyên mọi người đừng lãng phí 4 năm đại học vào những trò tiêu khiển vô bổ. Khi kết thúc 4 năm đại học, bạn nên hiểu rõ bản thân phù hợp để làm gì.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần vài bài trắc nghiệm kiểm tra nghề nghiệp là khám phá được bản thân mình. Hành vi thiếu tự giác này chỉ khiến bạn tự đào thải mình với xã hội.

Từ 20 đến 30 tuổi: Học theo quy tắc 2-3-1-4, bạn sẽ không lãng phí 10 năm vô ích! - Ảnh 2.

Giai đoạn thứ hai: 3 năm trải nghiệm

Lúc này, bạn đã tầm 22 – 25 tuổi. Nếu bạn đã vào công ty, tương ứng cũng có 3 năm kinh nghiệm. Nếu chọn học cao học, vậy bây giờ bạn đang bắt đầu chuẩn bị cho sự nghiệp.

Sau giai đoạn đầu, bạn có hai lựa chọn: Một là gia nhập công việc, hai là trở thành nghiên cứu sinh.

Tại thời điểm này, bạn có quyền thay đổi công việc để tìm kiếm thứ phù hợp với mình. Thông qua trải nghiệm từ vị trí đảm nhận, đồng nghiệp và nơi làm việc, bạn có thể liên tục sửa đổi định hướng cho chính xác. Đừng cố kiên trì một việc nào đó dù đã biết bản thân không phù hợp hoặc đi sai hướng, đó là sự nỗ lực mù quáng.

Có người dùng 3 năm để nếm đủ trải nghiệm và may mắn tìm ra hướng đi đúng cho đời mình, nhưng cũng có người không may mắn như vậy.

Nếu đã trải qua 3 năm vẫn còn mù quáng về hướng đi phía trước, hãy nhờ một người lập kế hoạch nghề nghiệp chuyên nghiệp tư vấn giúp đỡ. Đây là cách tiết kiệm thời gian nhất, nếu không có khi 5 – 10 năm sau bạn vẫn còn loay hoay mãi ở giai đoạn thứ hai này.

Nếu bạn không chọn đi làm mà chọn học tiếp, vậy có thể chọn đổi chuyên ngành nếu đã tìm ra ngành mình thích. Nhưng hãy nghĩ kĩ, bạn có thực sự thích nó hay không, bạn có phù hợp với nó hay không, và bạn có sẵn lòng làm việc với một đối tác chuyên nghiệp khi đã lấy được bằng thạc sĩ trên tay hay không?

Từ 20 đến 30 tuổi: Học theo quy tắc 2-3-1-4, bạn sẽ không lãng phí 10 năm vô ích! - Ảnh 3.

Giai đoạn thứ ba: 1 năm định hướng

Lúc này, số tuổi của bạn đã tầm 26 trở lên. Cách cư xử và lối suy nghĩ cũng nên bình tĩnh, chín chắn hơn. Hãy xác định lại 3 vấn đề quan trọng:

Một. Xác định ranh giới việc làm

Làm rõ lợi thế và tiềm năng của riêng bạn rồi đưa ra lựa chọn công việc chính xác.

Hai. Hoàn thiện nguồn kiến thức dự trữ

Nắm rõ yêu cầu tuyển dụng, tiêu chuẩn cho vị trí bạn muốn ứng tuyển, chuẩn bị đầy đủ các kiến thức trước 3 – 6 tháng.

Ba. Tối ưu hóa nền tảng mục tiêu

Kiến thức đầy đủ cũng không đồng nghĩa với việc xã hội phải đối xử bình đẳng với bạn. Chọn lựa hay chuẩn bị, tiến hành trong giai đoạn này đều phải tuân thủ một chữ "chắc", không được hời hợt, phải luôn nghĩ đến sự phát triển dài hạn sau này.

Từ 20 đến 30 tuổi: Học theo quy tắc 2-3-1-4, bạn sẽ không lãng phí 10 năm vô ích! - Ảnh 4.

Giai đoạn cuối cùng: 4 năm tích lũy

Tại thời điểm này, bạn nhất định đã tìm thấy con đường phù hợp, nhưng mục tiêu lại chỉ hoàn thành nửa chặng đường.

Lúc này, hãy tập tích lũy, cả về tiền bạc, năng lực, kinh nghiệm và sức khỏe. Bởi vì nó là thứ quyết định sau 30 tuổi bạn sẽ đi được bao xa.

Nhiều người sẽ cảm thấy áp lực lớn trong giai đoạn này vì phải đối mặt với hàng loạt áp lực như: kết hôn, mua nhà, sắm xe, chăm sóc cha mẹ, con cái, tiền lương hưu sau này... Thế nên, hãy đột phá trong chiến lược tư duy, nâng cao giá trị con người trước năm 30 tuổi sẽ có lợi rất nhiều là để sau 30 tuổi mới hoàn thành.

Theo Thiên Tuyết

Báo Dân sinh

Trở lên trên