MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số?

18-05-2021 - 19:31 PM | Tài chính quốc tế

Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số?

Các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ether và Dogecoin đã tăng lên mức cao chưa từng thấy dù chỉ 1 năm trước rất ít nhà đầu tư dự đoán được xu hướng này. Đà tăng dữ dội đã khiến ngay cả những nhà đầu tư lạc quan nhất cũng phải tự hỏi rằng: Liệu điều này có thể kéo dài hay không?

Động lực đứng sau "cơn mê" tiền điện tử cũng tương đồng với yếu tố thúc đẩy đà tăng điên cuồng của cổ phiếu GameStop hồi đầu năm nay. Nhận được khoản tiền hỗ trợ của chính phủ, nhà đầu tư nhỏ lẻ tìm đến những tài khoản môi giới, cung cấp dịch vụ giao dịch không tính hoa hồng. Trong khi đó, người dân trên toàn thế giới thường xuyên ở trong nhà do đại dịch và dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại.

Các nhà đầu tư nhận định, khi các nền tảng môi giới hạn chế giao dịch một số cổ phiếu hồi đầu năm, rất có thể những day trader trên Reddit đã hướng sự chú ý sang thị trường tiền số. Ngoài ra, việc Elon Musk liên tục đưa ra những ý kiến ủng hộ Bitcoin và những đồng tiền số khác, cùng Coinbase niêm yết tại New York đã tiếp thêm động lực cho đà tăng này.

Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số? - Ảnh 1.

Chưa dừng ở đó, sự điên cuồng còn diễn ra đối với NFT (hay còn gọi là token không thể thay thế) đã dẫn đến một loạt giao dịch đối với Ethereum – mạng lưới blockchain hỗ trợ cho hầu hết các NFT. Theo đó, giá đồng Ether cũng tăng lên mức kỷ lục khi ngày càng nhiều người tìm đến công nghệ này.

Sức mạnh của cộng đồng trên mạng xã hội

Trong 1 năm khi nhà đầu tư nhỏ lẻ hoạt động tích cực trên mạng xã hội đẩy giá tài sản tăng vọt, thì không có động thái nào trên thị trường tiền số nào thể hiện rõ ràng cho điều đó hơn là đẩy giá Dogecoin. Đây là đồng tiền được tạo ra như một trò đùa, nhưng lại tăng hơn 10.000% trong năm nay, tính đến thứ Sáu.

Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số? - Ảnh 2.

Khi đạt đỉnh, vốn hóa của Dogecoin đã tăng lên hơn 80 tỷ USD vào năm 2021 là vào đầu tháng này, khi cuối năm ngoái đạt dưới 600 triệu USD. Với sự ủng hộ của Elon Musk và rapper Snopp Dogg, người dùng mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành các day trader và khuyến khích những người mới gia nhập thị trường tham gia "cuộc chiến" với mục tiêu đẩy giá Dogecoin lên 1 USD. Hiện tại, đồng tiền này giao dịch quanh mức 50 cent.

Những người sáng tạo ra Dogecoin không hề có mục đích rằng đồng tiền này mang ý nghĩa về giá trị. Thay vào đó, các trader đang suy đoán rằng Dogecoin tiếp tục tăng giá chỉ là dựa vào mạng xã hội. Điều này có thể khiến nhà đầu tư dễ thua lỗ và giá sẽ biến động mạnh khi sự hưng phấn giảm dần.

Sự biến động dữ dội của Dogecoin cũng chính là lời cảnh báo với nhà đầu tư Bitcoin. Dù những người ủng hộ tiền số lập luận rằng đây chính là một hàng rào chống lạm phát hoặc kho lưu trữ giá trị, nhưng Bitcon lại không mang trong mình lịch sử dài hạn và giá cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi động lực đến từ tâm lý. Nếu số đông nhà đầu tư rời đi, giá Bitcoin sẽ giảm và giá tăng chính là điểm thu hút lớn nhất của Bitcoin đối với nhà đầu tư mới.

Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số? - Ảnh 3.

Những nhà đầu cơ giá lên đối với Bitcoin muốn viện cớ động lực chính ở đây là sự chấp nhận ngày càng nhiệt tình của các nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên, theo một báo cáo từ sàn giao dịch tiền số OKEx, đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư tổ chức đã giảm bớt dù giá đồng tiền này vẫn tăng. Dòng tiền đổ vào các quỹ ETF tiền số đã giảm so với mức đỉnh hồi tháng 1, theo công ty quản lý tài sản CoinShares.

Giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn

Khi ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập thị trường tiền số thông qua những nền tảng khác nhau, khối lượng giao dịch đã tăng lên. Đáng chú ý, giá trị khối lượng giao dịch phái sinh đã vượt thị trường giao ngay. Trong đó, nhà đầu tư đã đặt cược hơn 200 tỷ USD vào tài sản kỹ thuật số vào những ngày ghi nhận khối lượng giao dịch lớn nhất trong năm nay.

Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số? - Ảnh 4.

Phần lớn khối lượng giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai và quyền chọn tăng lên trên các sàn giao dịch phái sinh tiền số không chịu sự giám sát gắt gao. Họ cho phép nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao hơn so với sàn giao dịch chính thống như CME. Việc sử dụng đòn bẩy cao cũng có thể đẩy nhanh tốc độ thua lỗ khi giá giảm.

Nhờ đà tăng ấn tượng của Bitcoin, Ether và Dogecoin, vốn hóa của thị trường tiền điện tử đã tăng lên hơn 2 nghìn tỷ USD, từ mức 260 tỷ USD trong 1 năm trước. Chỉ riêng Dogecoin, với vốn hóa khoảng 67 tỷ USD, đã có giá trị cao hơn 75% công ty thuộc S&P 500. Dù giá tiền số tăng mạnh trong những tháng gần đây, thì lĩnh vực này vẫn chỉ là một phần nhỏ của thị trường toàn cầu bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu và vàng.

Những khó khăn phía trước

Dù tăng mạnh, nhưng các nhà đầu cơ vẫn chưa tìm ra cách thứ sử dụng của Bitcoin. Một số chuyên gia quan sát thị trường cho biết đồng tiền này phải đạt được sức hút như một hình thức thanh toán thì mới được sử dụng phổ biến. Trong khi đó, việc sử dụng Bitcoin để chi tiêu không hề dễ dàng.

Một trong những trở ngại là phí giao dịch được tích hợp trong những dòng code của mạng lưới này – vốn thay đổi tùy vào lượng truy cập. Người dùng trả phí cao hơn để có thể đưa giao dịch của họ lên "block" trước để được xử lý. Phí tăng vọt khi tiền điện tử bùng nổ và trở nên phổ biến, do đó Bitcoin bị hạn chế sử dụng cho các giao dịch nhỏ.

Nhiều năm qua, một số công ty đã chấp nhập Bitcoin làm hình thức thanh toán, nhưng sau đó lại lặng lẽ loại bỏ, ví dụ điển hình nhất là Tesla.

Những đồng Bitcoin mới được "mở khóa" khi "thợ đào" giải các thuật toán khác nhau và cần đến rất nhiều máy tính có hiệu năng lớn. Do đó, sự phổ biến của Bitcoin gây ra mối lo ngại về tác động đến môi trường, khi hoạt động này phải sử dụng lượng điện năng khổng lồ.

Tham khảo Wall Street Journal

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên