MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ bỏ công việc gắn bó 4 năm, lương tốt, thăng tiến thuận lợi để đi nước ngoài học MBA: Có phải tôi đang lãng phí tiền bạc và thời gian?

05-07-2021 - 13:43 PM | Sống

Từ bỏ công việc gắn bó 4 năm, lương tốt, thăng tiến thuận lợi để đi nước ngoài học MBA: Có phải tôi đang lãng phí tiền bạc và thời gian?

Bạn không nên vì nỗi sợ tâm lý do xã hội mang lại mà đánh mất nhịp điệu đi riêng của chính mình. Mỗi người đều có con đường làm việc và phát triển sự nghiệp riêng, quá để tâm vào "nỗi sợ" sẽ khiến chúng ta bị chính nó dẫn dắt.

(01)

Vài hôm trước, một độc giả gửi thư cho tôi nói rằng đã làm việc được 4 năm nhưng vẫn không tìm được cơ hội phát triển. Cô ấy hỏi liệu bản thân có nên nghỉ học đi học MBA ở nước ngoài hay không?

Tôi hỏi cô ấy:

"Bạn thực sự muốn học MBA hay vì nghe người khác nói nên muốn học?"

Tôi không phản đối việc đi du học, nhưng tôi sẽ phản đối việc đi học vì tác động của người bên ngoài.

Nếu bạn đi học một cách bị động, không phải do mình quyết tâm muốn đi con đường đó, vậy dù có sang nước ngoài du học, chưa chắc tìm được cơ hội phát triển. Bởi vì môi trường chỉ là yếu tố tác động, con người mới là yếu tố chủ yếu.

Có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy công việc hiện tại không phát triển, chẳng hạn:

Nội dung công việc được sao chép từ ngày này sang ngày khác, không có biến đổi; mỗi ngày đều làm những công việc nhàm chán, máy móc nhưng đầy bận rộn. Nếu chúng ta ở trong trạng thái này quá lâu, quả thực sẽ có cảm giác như đang luộc ếch trong nước ấm.

Trường hợp khác, do công việc hiện tại không đúng sở thích, vì vậy bạn không muốn lãng phí thời gian ở đây. Như vậy sở thích của bạn là gì, bằng MBA có giúp bạn khám phá ra sở thích của mình không?

Nếu lý do là vì sếp của bạn không tốt, luôn thích đàn áp nhân viên, không trao dự án có cơ hội phát triển cho bạn, mà chỉ trao cho người có quan hệ thân quen. Vậy có ở lại công ty đó lâu cũng vô nghĩa.

Sau khi tìm ra lý do, hãy chuyển sang bước giải pháp:

Bằng MBA có thể là một giải pháp, nhưng nó giải quyết vấn đề tư duy nhận thức kinh doanh của bạn, chứ không giải quyết tất cả mọi việc phát sinh tại nơi làm việc.

Khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh, hoặc học cách quản lý khi được thăng chức, muốn hiểu rõ hơn về cách tuyển dụng nhân tài, tiếp thị và vận hành mô hình kinh doanh suôn sẻ. Vậy MBA là lựa chọn phù hợp.

Nhưng nếu do sếp, do vấn đề cá nhân khác, bạn cần tìm "thuốc chữa" đúng bệnh. Để cải thiện điều này, không nhất thiết phải đi học MBA. Bởi vì trong thời gian bạn học trái ngành đó, những người khác cũng không nhàn rỗi, lớp trẻ năng động lại sắp ra trường cạnh tranh với bạn. Sau 2 năm học, liệu bạn có đảm bảo đủ khả năng cạnh tranh với nhiều người khác?

Đừng quên sự tồn tại của chi phí cơ hội!

Từ bỏ công việc gắn bó 4 năm, lương tốt, thăng tiến thuận lợi để đi nước ngoài học MBA: Có phải tôi đang lãng phí tiền bạc và thời gian? - Ảnh 1.

(02)

Ngày nay, có nhiều người nhận ra tầm quan trọng của việc "học suốt đời", đó là một dấu hiệu tốt.

Theo thống kê trong "Báo cáo việc đọc sách của dân công sở tại nơi làm việc năm 2021", hằng ngày có gần 70% những người đi làm dành 1 giờ để đọc.

Đa số những người có độ tuổi từ 20 – 30 chiếm nhiều nhất, vì nhu cầu phát triển sự nghiệp và mong muốn thúc đẩy bản thân mạnh mẽ hơn.

Nhóm trung niên từ 30 – 40 tuổi thường đọc để giải quyết những phiền não, rắc rối hiện tại.

Tuy nhiên, đọc nhiều là một chuyện, bởi vì thường mang chủ nghĩa vị lợi, nên nhiều người không thực sự hiểu được những nguyên tắc kinh doanh khi đọc các cuốn sách nổi tiếng.

Thậm chí có người còn dùng việc đọc sách để chứng tỏ trên mạng xã hội.

Thực tế, đọc sách cũng như một trò chơi, bạn nên biết bản thân đang ở cấp mấy và lựa chọn level dễ hay khó cho phù hợp. Bạn phải hiểu và vận dụng được điều cơ bản mới có thể bước sang level mới cao hơn được.

Ví dụ, đi làm dưới 3 năm, bạn nên đọc các sách về kỹ năng thực hành và công việc chuyện môn như ngôn ngữ lập trình, kỹ năng Office, thuyết trình PPT, quy trình quản lý dự án, kỹ năng bán hàng,...

Làm việc từ 3 – 8 năm: Bạn nên xem những quyển sách về tư duy giao tiếp như quản lý và lãnh đạo nhóm, EQ nơi công sở, cách xử lý vấn đề,...

Đã làm 10 năm, nếu vẫn thích làm công sở và đã leo lên chức quản lý, bạn có thể xem sách kinh tế học, lịch sử phát triển ngành, ghi chép của chuyên gia doanh nghiệp,... Ngược lại, nếu muốn tự kinh doanh thì có thể tìm cảm hứng từ các mô hình kinh doanh và kinh nghiệm từ người đi trước.

Phân loại theo giai đoạn như trên không mang tính tuyệt đối, nhưng là bước cần để bạn hoạt động có hiệu quả hơn.

Từ bỏ công việc gắn bó 4 năm, lương tốt, thăng tiến thuận lợi để đi nước ngoài học MBA: Có phải tôi đang lãng phí tiền bạc và thời gian? - Ảnh 2.

(03)

Trong thời đại ngày nay, nhiều người có tâm lý FOMO (Sợ bỏ lỡ). Họ sợ không theo kịp sự phát triển của xã hội, sợ bị thời đại bỏ rơi...

Nhưng chúng ta không thể vì vậy mà đánh mất con đường và nhịp điệu đi riêng của chính mình được. Bởi lẽ nếu quá để tâm vào nó, chúng ta sẽ bị người khác dẫn dắt.

Vừa đọc sách vừa nghiên cứu, nhưng cũng nên chú ý đến chiến lược. Quá trình đọc và học của một người nên vượt qua 3 vòng tròn.

Vòng tròn đầu tiên mang tên "Tôi cần":

Bạn phải hiểu những kiến thức nào cần cho các trường hợp khẩn cấp và công việc hiện tại của mình.

Vòng tròn thứ hai được gọi là "Tôi không biết, nhưng tôi cần":

Tại thời điểm này, tầm nhìn của bạn đã bắt đầu mở rộng, bạn không nên bị giới hạn trong những gì quen thuộc. Thế nên, bạn có thể tìm hiểu thêm về những chuyên ngành liên quan.

Chẳng hạn: Người làm quảng cáo có thể tiếp thị và tìm hiểu thêm về phim điện ảnh và truyền hình. Những người làm công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm có thể theo học ngành sinh học hoặc y tế.

Vòng tròn thứ ba có tên "Tôi biết, nhưng tôi không cần":

Khi kiến thức của bạn đạt đến trình độ nhất định, bạn có thể phân biết được "tiền xấu" và "tiền tốt".

Lúc này, đôi mắt của bạn đã đủ kinh nghiệm và sự sáng suốt để nhìn qua là biết ngay một cuốn sách nào đó có đáng tin cậy hay không!

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên