Tự bỏ "tiền túi" xây cầu qua sông, người đàn ông bị phạt hơn 104 triệu đồng: Khi nhận ra lỗi sai thì đã quá muộn
Người đang ông Trung Quốc tự ý xây cầu rồi nhận về bài học nhớ đời.
- 25-08-2024Cụ ông 70 tuổi chuyển hơn 2,6 tỷ đồng cho kẻ lừa đảo, mặc cảnh sát khuyên can: 1 tháng sau mới vỡ lẽ, tiết lộ sự thật
- 21-08-2024Phát hiện có “vật lạ” trong đồ ăn gọi ship về, khách kiện đòi chủ quán bồi thường: Kết quả khách hàng bị cảnh sát bắt giữ
- 20-08-2024Nam sinh điểm cao bàng hoàng nhận giấy báo nhập học từ trường cao đẳng không đăng ký: Cảnh sát chưa điều tra, 1 người đã lập tức tự thú
Theo Sohu, làng Chấn Lâm thuộc thành phố cấp huyện Thao Nam, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, vốn được bao quanh bởi một con sông lớn. Người dân ở đây muốn ra ngoài mua bán hoặc làm việc thường phải di chuyển bằng phà. Vào những mùa nước lên, họ chọn đi qua cầu để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để đến được cây cầu gần nhất, người dân cũng phải đi lòng vòng hơn 70km. Thấy việc đi lại vô cùng bất tiện, anh Cao Đức Nghĩa, người lái phà cũng là người dân trong làng, bỗng nảy ra một ý tưởng táo bạo.
Theo đó, vào năm 2014, anh Cao đã bỏ ra 130.000 NDT (hơn 454 triệu đồng) tiền túi để làm một cây cầu phao bắc qua con sông trước làng. Cũng kể từ khi có cây cầu này, việc đi lại của người dân địa phương trở nên thuận tiện hơn nhiều. Đa số người dân trong vùng đều rất cảm kích hành động này của anh Cao. Họ còn tự nguyện bỏ ra một khoản phí nhỏ mỗi khi đi qua cầu để người đàn ông này có thể thu hồi một phần chi phí xây dựng. Bản thân Cao Đức Nghĩa cũng cho rằng xây cầu là việc tốt nên anh không bao giờ nghĩ đến một ngày anh có thể gặp rắc rối vì việc này.
Năm 2015, Cao Đức Nghĩa bất ngờ bị Chi cục Thủy lợi Thao Nam phạt tiền vì xây dựng cầu trái phép. Hành vi này dù được thực hiện khi chưa có sự đồng ý của cơ quan chuyên trách và chưa được kiểm định chất lượng cũng như sự an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Do đó, từ năm 2015 - 2017, anh Cao đã phải nộp phạt tổng cộng 30.000 NDT (hơn 104 triệu đồng). Đến tháng 10/2018, Chi cục Thủy lợi Thao Nam đã yêu cầu người đàn ông này tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và trả lại hiện trạng ban đầu.
Tuy nhiên, vụ việc chưa kết thúc ở đó khi vào tháng 2 năm 2019, anh Cao tiếp tục bị cảnh sát bắt giữ hình sự. Hoá ra, sau nhiều lần xử phạt hành chính, người đàn ông này vẫn không chịu nhận sai và sửa lỗi. Vụ việc trở nên nghiêm trọng và hành vi phản kháng của anh Cao đã bị cấu thành tội gây rối. Vào ngày 31 tháng 12 năm đó, người đàn ông này đã bị Viện kiểm sát địa phương truy tố và đưa ra tòa.
Trong khi xét xử, toà án phát hiện ra rằng người đàn ông này còn tự ý thu tổng cộng hơn 52.000 NDT (hơn 181 triệu đồng) tiền phí qua cầu của người dân trong nhiều năm. Đây cũng là hành vi bị pháp luật Trung Quốc nghiêm cấm khiến anh Cao "tội chồng thêm tội".
Sau khi xem xét kỹ tình tiết của vụ việc, toà án Thao Nam cũng đưa ra phán quyết cuối cùng là phạt anh Cao 2 năm tù giam và 2 năm tù treo cho các hành vi sai phạm. Toàn bộ tiền phí mà người đàn ông này đã thu cũng được trả lại cho người dân. Đối với bản án dành cho mình, Cao Đức Nghĩa không đồng tình và nhiều lần gửi đơn kháng cáo nhưng đều bị toà án địa phương bác bỏ.
Sự việc này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi và gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trong xã hội. Một số người cho rằng hình phạt với Cao Đức Nghĩa là khá nặng. Trong khi đó, những người khác lại ủng hộ phán quyết của toà án vì cho rằng hành vi của người đàn ông này dù xuất phát từ mục đích tốt nhưng đã vi phạm phát luật. Do đó, việc thực hiện pháp luật công bằng, nghiêm minh, nhất quán của toà án cũng chính là cách tốt nhất để duy trì trật tự công cộng và bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân.
Qua việc này có thể thấy, việc người dân bỏ tiền ra xây cầu đường để phục vụ lợi ích chung là không sai. Tuy nhiên, khi thực hiện phải tuân theo đúng quy định của pháp luật. Trước hết, người dân phải làm đơn lên cơ quan chức năng để được xem xét. Nếu việc làm đường phù hợp quy hoạch và phục vụ cho lợi ích chung của xã hội thì không những không bị hạn chế mà còn được chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi. Người dân không nên tự ý làm để rồi vừa mất tiền mà không mang lại hiệu quả, không đảm bảo tính pháp lý.
(Theo Sohu)