Từ Cần Thơ đi TP.HCM chỉ mất khoảng 1 giờ nếu có đường sắt cao tốc
Từ Cần Thơ đi TP. Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 1 giờ nếu có đường sắt cao tốc. Ảnh minh họa
Theo Bộ GTVT, khi có tuyến đường sắt cao tốc thì từ Cần Thơ đi TP.HCM chỉ mất khoảng hơn 1 giờ so với phải mất khoảng hơn 3 giờ khi đi bằng đường bộ như hiện nay. Tuyến đường sắt này sẽ góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội cho các tỉnh miền Tây.
- 15-03-2023Địa phương có 4,5 triệu lượt khách du lịch/năm, dự tính xây sân bay cạnh Tân Sơn Nhất
- 15-03-2023Đề xuất tập trung đón khách du lịch chơi golf, khách hạng sang
- 15-03-2023Giá xăng dầu tăng đỉnh điểm, sao không thấy Quỹ bình ổn tác động gì?
Bộ GTVT vừa có Thông báo số 78/TB- BGTVT thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy về công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.
Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy đánh giá, Dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là dự án khó, quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp, thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia nên cần nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng và đánh giá đầy đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP.
"Việc xem xét dự án tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ cần phải được đặt trong bài toán tổng thể của quy hoạch, đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, kết nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường sắt xuyên Á và đường sắt kết nối với cảng Cái Mép - Thị Vải.
Các đơn vị liên quan phải cập nhật, đối chiếu kết nối của tuyến đường sắt này với các ga dự kiến trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng và với các phương thức vận tải khác; khả năng dành quỹ đất của địa phương để xây dựng các nhà ga; dự kiến điều chỉnh vị trí, quy mô các ga của địa phương", Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy lưu ý.
Với tầm quan trọng của dự án này, lãnh đạo Bộ GTVT đã giao Ban quản lý dự án đường sắt, tư vấn rà soát kết cấu, nội dung dự án theo một số dự án quan trọng quốc gia đã được phê duyệt vừa qua, cập nhật những vấn đề Hội đồng thẩm định quan tâm trong dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào hồ sơ dự án. Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) sẽ chủ trì rà soát, làm rõ sự phù hợp với quy hoạch của dự án, định hướng quy hoạch, đầu tư khu vực trong thời gian tới.
Để hoàn thiện dự án, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt, tư vấn rà soát, làm rõ số liệu dự báo nhu cầu vận tải bảo đảm tính khoa học, thống nhất với số liệu trên hành lang vận tải TP.HCM - TP. Cần Thơ; xác định cụ thể loại hàng, chân hàng dự kiến vận chuyển bằng đường sắt; tính toán phân bổ với các phương thức vận tải khác để xác định sự cần thiết, thời điểm, quy mô đầu tư, phương án phân kỳ, phương án khai thác và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, tài chính của dự án.
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, việc đầu tư đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang TP.HCM - Cần Thơ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Hướng tuyến của tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh/thành phố với tổng chiều dài 174,42 km. Trên tuyến bố trí 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe, chỉnh bị... được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi - khổ 1435 mm - điện khí hóa.
Công nghệ đường sắt được lựa chọn cho tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đoàn tàu động lực phân tán (EMU) cho tàu khách, đoàn tàu động lực tập trung cho tàu hàng, tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến; tốc độ thiết kế lớn nhất 190km/h đối với tàu chỡ khách và 120km/h đối với tàu chỡ hàng.
Về phương án tổ chức vận tải tàu khách và tàu hàng, Ban quản lý dự án đường sắt kiến nghị tàu hàng sẽ được tổ chức từ Tân Kiên đến ga ga An Bình và Cần Thơ; tàu khách được tổ chức từ Tân Kiên và ga Bình Triệu đến ga Cần Thơ; trong đó tổ chức một số đoàn tàu ngoại ô từ ga Tân Kiên đến ga Tam Hiệp. Tổng mức đầu tư Dự án dự kiến là 213.948 tỷ đồng (khoảng 9,07 tỷ USD).
Về phương án đầu tư, tư vấn nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án theo hình thức PPP: Nhà nước thanh toán tiền giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư PPP huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước, đây là hình thức BTL.
Về mô hình quản lý khai thác, nhà đầu tư thành lập Công ty cổ phần Vận tải đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để đầu tư phương tiện, tổ chức vận hành khai thác và bảo dưỡng hạ tầng, phương tiện và trả phí thuê cơ sở hạ tầng cho Công ty đầu tư và quản lý hạ tầng đường sắt (của nhà nước). Trong giai đoạn sau tiếp tục nghiên cứu đề xuất thêm các mô hình phù hợp với mô hình đầu tư.
Theo phương án do Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam, Công ty Tư vấn và đầu tư GTVT, Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI SOUTH-TRICC-TEDI) đề xuất trước đây, tuyến đường sắt cao tốc TP. HCM-Cần Thơ chỉ có 13 ga, tổng mức đầu tư khoảng 7 tỷ USD. Ảnh An Hòa
Như vậy, theo phương án thiết kế đang nghiên cứu thì chiều dài toàn tuyến vẫn tương đương với phương án trước đó nhưng số ga trên tuyến tăng thêm 2 ga, tổng mức đầu tư tăng khoảng 2 tỷ USD.
Theo dự báo của đơn vị tư vấn, tổng nhu vận tải khu vực ĐBSCL đến năm 2035 trên 133 triệu lượt khách và gần 200 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong đó nhu cầu vận tải bằng đường sắt đến năm 2035 là khoảng 6,4 triệu lượt hành khách, 9,1 triệu tấn hàng hóa/năm.
Nhà đầu tư