Từ câu chuyện sư tử dạy con "Hãy đối đầu với hổ báo nhưng tránh xa lũ chó điên" và bài học: Đừng tốn thời gian dây dưa với những kẻ vô lý!
Khi bị chó cắn, ta không thể cắn lại chó được, vì như thế là giẫm đạp lên chính tôn nghiêm và giá trị của loài sư tử.
- 31-10-20192 thứ trên đời không thể nhìn bằng mắt, một là mặt trời, hai là lòng người: Tôi nhận ra sau bài học phản bội cay đắng, càng rõ càng đau, càng nhìn càng đen tối
- 18-10-2019Công ty gặp vấn đề cần thuê người giải quyết, tiến sĩ ra giá gần 1.000 USD, anh chàng sinh viên chỉ tốn 500 nghìn đồng để xử lý: Cách làm khiến ai cũng kinh ngạc!
- 04-10-2019Bản chất ác độc nhất của nhân tính con người: Thích suy diễn, giỏi áp đặt! Đừng biến bản thân thành nạn nhân của ĐỊNH KIẾN
Có một câu chuyện nhỏ kể rằng, khi sư tử bố dẫn con trai mình đi trông nom lãnh địa, cả hai gặp một con sư tử đực khác đang lang thang một mình. Sư tử bố bèn bảo con: “Hãy nhìn bố đánh đuổi kẻ xâm phạm lãnh thổ này đi như thế nào”.
Rồi sư tử bố lao lên anh dũng chiến đấu, bảo vệ khu vực của mình thành công.
Một ngày khác, hai bố con sư tử tiếp tục dẫn nhau đi tuần tra, cả hai bắt gặp một con hổ đang mon men săn mồi trong lãnh thổ. Sư tử bố quay sang bảo con: “Hãy nhìn bố đánh đuổi kẻ ngoại bang này đi như thế nào mà học tập”.
Rồi sư tử bố tiếp tục lao lên anh dũng chiến đấu, bảo vệ khu vực của mình thành công.
Lại một ngày khác, hai bố con sư tử trên đường tuần tra lại bắt gặp một con báo mon men tiếp cận khu rừng. Sư tử bố tiếp tục quay sang bảo con nhìn mình đánh đuổi kẻ thù, rồi gầm lên giận dữ và xông tới chiến đấu.
Nhưng đến một ngày, khi sư tử bố tiếp tục dẫn con trai tuần tra lãnh địa, họ bắt gặp một đàn linh cẩu đói khát đang rình rập bầy linh dương. Sư tử bố dẫn con quay đi hướng khác rồi dạy bảo: “Hãy đối đầu với hổ báo, nhưng tránh xa lũ chó điên ra”.
Sư tử con ngây thơ hỏi: "Tại sao bố lại bỏ qua cho chúng?"
Sư tử bố đáp: “Xá gì một con mồi cho chúng im miệng. Nếu chọc vào, chẳng biết chúng sẽ làm ra những trò điên khùng gì đâu con trai ạ. Giá trị của chúng ta là chúa tể sơn lâm, đừng đặt mình ngang hàng với lũ chó điên”.
Trong cuộc sống này, chúng ta cũng luôn phải đặt mình vào trong vị thế của một con sư tử để bảo vệ lãnh địa, quyền lợi và những người thân xung quanh. Thế nhưng, bảo vệ theo cách nào cho khôn ngoan và thành công nhất thì không phải ai cũng biết. Đôi khi, lấy cứng đối cứng chỉ khiến cho sự việc thêm trầm trọng vì có những việc, những người sẽ không bao giờ hành xử hay tư duy theo cách thông thường.
Tục ngữ xưa đã nói: "Người đi giày phải sợ kẻ chân đất" hay "Nắm người có tóc, ai lại nắm kẻ trọc đầu". Với những kẻ không có gì trong tay, họ chẳng có gì phải trân trọng nên luôn liều mạng hết mức có thể. Họ sẵn sàng bất chấp mọi nguyên tắc, bỏ qua đạo lý để đạt được điều mình cần. Đó cũng là lý do mà tiểu nhân bao giờ cũng lộng hành dễ dàng hơn người quân tử. Để tránh gây ra những rắc rối không cần thiết, tốt nhất hãy tránh xa những kiểu người như vậy.
Ngoài ra, nên hạn chế tiếp xúc cả với những người chứa quá nhiều năng lượng tiêu cực. Cảm xúc của họ lúc nào cũng ở trong trạng thái như một chiếc thùng kín đang phải chứa đựng quá nhiều điều. Có những điều hoàn toàn vô dụng cần phải dọn dẹp và vứt bớt đi, lại vẫn được giữ lại trong tâm trí mà chẳng đem tới tác dụng gì ngoại trừ sự bức bối. Những cảm xúc bi quan ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sức mạnh cộng hưởng, làm thay đổi cả nguồn năng lực thể xác lẫn tinh thần. Khi tất cả rơi vào giới hạn nhất định, chúng bắt đầu bùng nổ ra và được "xả" lên đầu người khác.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người tồn tại và quen sống với tâm lý bi quan. Chính sự tiêu cực đó sẽ luôn khiến họ gặp những chuyện rắc rối, cứ ai thích thị phi thì sẽ gặp toàn chuyện thị phi dính tới bản thân, thích nhận xét đánh giá mặt xấu của người khác thì sẽ gặp kẻ xấu chống lại mình, nhìn đâu cũng thấy toàn chuyện xui xẻo thì sẽ liên tiếp gặp vận đen. Đó là do bản thân họ đã tự tạo nên cái vòng lẩn quẩn nếu không tự thoát ra thì sẽ lại càng sản sinh năng lượng đáng sợ này.
Và hơn hết, hậu quả để lại sẽ đáng sợ hơn khi họ muốn nguồn năng lượng tiêu cực của mình được lan truyền ra ngoài. Giống như khi thấy trong nhà có nhiều rác quá, người ta muốn đem rác đổ ra đường. Khi trong lòng cảm thấy bức bối, người ta muốn đổ lỗi lên mọi sự xung quanh. Tư duy vô lý như vậy thì dù có đối mặt hay tranh chấp cũng không thể giải quyết được.
Tại sao chúng ta chỉ nên hạn chế, tránh xa mà không đối đầu với kiểu người như vậy? Đó là do, càng đáp trả, ảnh hưởng của nguồn năng lượng tiêu cực sẽ càng nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết những vấn đề hệ lụy kéo theo mà bản thân những vấn đề ấy chẳng đem lại chút lợi ích gì. Nếu cứ để bản thân bị kéo vào những cuộc chiến vô lý, chúng ta cũng đang biến mình trở thành một nạn nhân của những nguồn năng lượng tiêu cực như vậy. Do đó, tốt hơn hết vẫn là tránh xa, không để tâm trạng của mình bị ảnh hưởng, không để trình độ của mình bị kéo xuống ngang hàng với những người không đáng.
Việc lờ đi những người có thể đem tới cảm giác khó chịu vốn không hề dễ dàng. Nhưng hãy chịu đựng, vì họ sẽ là những người không ngừng thách thức và giúp chúng ta mở rộng giới hạn của mình. Có những người như vậy xuất hiện, chúng ta mới học được cách bình thản đối mặt với mọi chuyện xung quanh. Đừng thô lỗ và vứt bỏ sự lịch thiệp của mình chỉ vì người khác cũng đối xử thô lỗ với ta như vậy. Nếu thế, không khác gì chúng ta đang từ bỏ tự tôn cũng như giá trị riêng của chính bản thân.
Để cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn, hãy tránh xa rắc rối nhiều nhất có thể. Và khi không thể hạn chế, chúng ta hãy đối mặt với chúng một cách bình thản. Bảo vệ được nguồn năng lượng tích cực của mình sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái và thảnh thơi hơn, tư duy không còn phải chịu cảm giác bức bách, kìm nén trong một giới hạn nào nữa. Sự tích cực lan tỏa sẽ giúp cho người ta thêm lạc quan và nhìn mọi sự việc minh mẫn sáng suốt hơn. Ngược lại, tiếp xúc với sự tiêu cực chỉ khiến chúng ta ngày một trì trệ, khép mình trong giới hạn của chính bản thân mà không tự thoát ra được.