Từ ‘điên cuồng’ tích trữ, giờ đây người Mỹ phải chi li từng xu vì ảnh hưởng của đại dịch
Lương giảm hoặc thậm chí là bị cắt đã vắt kiệt ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình Mỹ.
- 14-05-2020Người tính không bằng trời tính, Meghan Markle được cho là bắt đầu hối hận, thừa nhận sai lầm khi vội vàng đến Mỹ
- 14-05-2020Chuyên gia kinh tế người Việt tại Mỹ: Nếu thành công, tối thiểu 3 – 5 năm các nước mới mang được phần lớn các chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc!
- 12-05-2020Tâm sự hai vợ chồng giáo viên người Mỹ ở Việt Nam: Người Việt Nam vẫn rất thân thiện với khách quốc tế, miễn là bạn có ý thức đeo khẩu trang và không bất cẩn
So với thời gian đầu điên cuồng tích trữ hàng hóa vì lo ngại đại dịch Covid-19, giờ đây, người tiêu dùng Mỹ lại đang đến những cửa hàng bán đồng giá 1 USD thường xuyên hơn cũng như bớt ăn đồ ăn vặt để thắt chặt chi tiêu.
Dữ liệu gần đây từ công ty nghiên cứu thị trường IRI có thể dự đoán làn sóng mua sắm tạp hóa tiếp theo trong đại dịch và điều đáng lo ngại là nó báo hiệu một sự suy thoái kinh tế.
Ông Peternakumar Davey, chủ tịch phân tích chiến lược tại IRI cho biết khi điều này kéo dài, bạn sẽ thấy tình trạng suy thoái sắp xảy ra và chúng ta chỉ đang nhìn thấy sự khởi đầu của nó.
Trong những tuần đầu, khi đại dịch mới bùng phát ở Mỹ, người dân nước này đã đổ xô đến các siêu thị và cửa hàng tạp hóa để dự trữ nhu yếu phẩm như đồ ăn, giấy vệ sinh, nước rửa tay hay các thiết bị như laptop để làm việc tại nhà.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mọi thứ dường như đã thay đổi. Bức tranh tài chính tại Mỹ trở nên ảm đạm khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lê n 14,7%. Chỉ riêng trong tháng 4, đã có 20,5 triệu người mất việc và trong 7 tuần qua, tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã lên tới 33,5 triệu.
Số liệu về việc làm đã cho thấy thiệt hại nặng nề về kinh tế do đại dịch gây ra cho nước Mỹ. Chính vì vậy, một số bang ở Mỹ đang lên kế hoạch dần gỡ bỏ hạn chế để tái khởi động nền kinh tế. Tuy vậy, các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo rằng việc mở cửa trở lại quá sớm có thể gây hậu quả khôn lường và dịch bệnh có thể tái bùng phát.
Lương giảm hoặc thậm chí là bị cắt đã vắt kiệt ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình. Ngay cả những người may mắn giữ nguyên thu nhập cũng có thể cảm thấy không thực sự thoải mái khi bạn bè, người thân và hàng xóm của họ rơi vào cảnh khó khăn tài chính.
Theo Davey, tất cả những yếu tố trên có ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng khi mua hàng ở cửa hàng vật lý hay mua trên mạng.
Khoảng 1/3 trong số 2.105 người tiêu dùng Mỹ được McKinsey & Co. khảo sát vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 cho biết thu nhập của họ đã bị giảm do dịch bệnh. Gần một nửa trong số đó nói rằng họ phải cắt giảm chi tiêu và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định mua một món đồ nào đó.
Tất nhiên, mọi người vẫn mua nhiều thực phẩm hơn vì họ nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Davey nhận định: "Trong những cuộc suy thoái trước đây, họ chỉ quan tâm đến tiền bạc nhưng trong cuộc khủng hoảng này, họ còn lo ngại đến sức khỏe".
Davey cho rằng lúc này, khi đang phải thắt lưng buộc bụng, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng bỏ qua thương hiệu yêu thích và mua sản phẩm thay thế có cùng công dụng nhưng rẻ hơn.
Trong thời kỳ suy thoái 2008-2009, người Mỹ chi tiêu theo kiểu mua những mặt hàng ít giá trị với số lượng hạn chế, khác với hiện tại, khi họ mua hàng giá rẻ với số lượng lớn hơn.
Mặc dù vậy, Davey nói rằng một số thói quen trước kia hay bây giờ vẫn được duy trì trong thời kỳ suy thoái như nấu ăn ở nhà nhiều hơn, đôi lúc "vung tiền" vào những thứ có giá phải chăng như rượu vang và socola.
Tổ quốc