MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tư duy thiết kế - Từ "cuộc sống" bước vào "lớp học"

16-12-2022 - 17:30 PM | Sống

Tư duy thiết kế - Từ "cuộc sống" bước vào "lớp học"

Theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Economist Intelligence Unit… khả năng giải quyết vấn đề gần như luôn đứng top trên bảng xếp hạng các kỹ năng quan trọng nhất của công dân trẻ toàn cầu.

Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ về công nghệ, rất nhiều công việc mới sẽ xuất hiện mà ở thời điểm hiện tại ta còn chưa thể hình dung. Đây cũng chính là bài toán được đặt ra cho các nền giáo dục trên thế giới. Nhà trường sẽ làm gì để thế hệ trẻ có được kiến thức và kỹ năng để tự tin trong tương lai đầy biến động?

Tư duy thiết kế - Khi đu ca thành công đt phá

Mới nghe tên bạn sẽ nghĩ Tư duy thiết kế - Design Thinking là một kỹ năng dành cho các nhà thiết kế (designer), tuy nhiên đây là một phương pháp tiếp cận vấn đề dùng trong mọi lĩnh vực từ Văn học, Nghệ thuật, Âm nhạc, Khoa học đến Kinh doanh. Điểm nhấn của phương pháp này là ‘lấy con người làm trung tâm", mang đến tư duy giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hướng tới các giải pháp đáp ứng nhu cầu của con người.

Với sự ưu việt khi áp dụng vào thực tế, Tư duy thiết kế được hàng loạt doanh nghiệp toàn cầu như Apple, Google, Samsung, Nike… sử dụng để phát triển các dòng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dùng, tạo ra chiến lược và giải pháp kinh doanh tối ưu.

Hàng loạt các sản phẩm của các doanh nghiệp đều được xuất phát từ việc nhận diện được vấn đề "tiềm ẩn" - thấu cảm với người dùng để đề xuất các ý tưởng cải tiến, các giải pháp tối ưu hơn cho con người. Cũng như việc hàng năm Apple đưa ra những tính năng mới  "chạm" đến nhu cầu tiềm ẩn của người dùng như: "thiết bị 3 trong 1 - iPod màn hình rộng cảm ứng, điện thoại di động mang tính cách mạng và thiết bị liên lạc internet đột phá" từ chiếc iPhone đầu tiên năm 2007. Gần gũi hơn có thể so sánh những cải tiến quan trọng về chiến lược Marketing, mẫu mã của Biti’s, với sự xuất hiện của Biti’s Hunter - thiết kế đẹp, trọng lượng nhẹ, đế giày êm, chất vải bền và thoáng khí, giá thành phù hợp cho 1 đôi giày "sport inspired" của giới trẻ.

Đi sâu hơn về các ví dụ trên, có thể thấy được trọn vẹn 5 bước của tư duy thiết kế: Empathize (Thấu cảm với người sử dụng giải pháp) - Define (Xác định đúng nhu cầu, vấn đề cần giải quyết) - Ideate (Xây dựng ý tưởng) - Prototype (Mô hình hóa thành mẫu thử) - Test (Thử nghiệm và nhận phản hồi để cải tiến).

Tư duy thiết kế - Từ cuộc sống bước vào lớp học - Ảnh 1.

5 bước của phương pháp Tư duy thiết kế được áp dụng ở nhiều lĩnh vực từ Văn học, Nghệ thuật, Âm nhạc, Khoa học đến Kinh doanh

The Dewey Schools tiên phong áp dng Tư duy thiết kế trong trưng hc như thế nào?

Hiện nay, các trường đại học hàng đầu trên thế giới: Stanford, Harvard, MIT… và nhiều chương trình MBA cũng đưa mô hình này vào giảng dạy để đào tạo năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Tuy nhiên, với các trường phổ thông tại Việt Nam, Tư duy thiết kế là một khái niệm khá mới mẻ. The Dewey Schools là trường học tiên phong trong việc áp dụng Tư duy thiết kế và hoạt động giảng - dạy cho học sinh ở hầu hết các môn học.

Tư duy thiết kế - Từ cuộc sống bước vào lớp học - Ảnh 2.

Tư duy thiết kế giảng dạy tại trường phổ thông Dewey mang đến cơ hội cho học sinh được "thực học", "thực làm" và hiện thực hóa mọi ý tưởng

Tư duy thiết kế mang đến cho học sinh Dewey nhiều cơ hội trải nghiệm được thực làm, được áp dụng những kiến thức nhà trường vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thông qua các dự án như: Các bạn học sinh Khối 10 với dự án "Trung tâm giới thiệu việc làm cho người lớn tuổi vẫn còn sức lao động"; Lớp 8 với dự án "Bán bánh trung thu gây quỹ cho các em nhỏ bị ung thư ở viện K"; hay việc xây dựng 1 dự án đấu thầu sơn và lát sàn phòng học của Khối 8… Tất cả các dự án học tập của học sinh đều được triển khai thực hiện dựa trên 5 bước của Tư duy thiết kế. Quan trọng nhất trong phương pháp này là giúp các em có được lòng thấu cảm, nhìn thấy những "điểm mờ" trong nhu cầu của con người để đưa ra được các giải pháp để giải quyết triệt để các vấn đề đó qua bước TEST (Thử nghiệm và nhận phản hồi để cải tiến).

Tư duy thiết kế - Từ cuộc sống bước vào lớp học - Ảnh 3.

Ở bước TEST (Thử nghiệm sản phẩm) Học sinh có cơ hội học hỏi "thất bại" từ chính sản phẩm của mình đồng thời có những cải tiến để mang đến sản phẩm tối ưu nhất cho người dùng

"Quá trình học tập, áp dụng tư duy thiết kế tạo ra một môi trường mở khuyến khích học sinh tự tin đặt bất kì câu hỏi nào, tích cực học hỏi và cải tiến ngay cả khi gặp thất bại", Thầy Chris Andres - Chuyên gia về Tư duy thiết kế, Giáo viên môn MDE (Maker, Design and Engineering) tại trường Mount Vernon (Top 10 trường đổi mới sáng tạo tại Mỹ năm 2017) đồng thời là trường đối tác của The Dewey Schools cho biết.

"Ví dụ như khi còn nhỏ, học sinh tò mò và hỏi về cách di chuyển co vào giãn ra của con sâu. Lên cấp 2, các em sẽ áp dụng kiến thức đó và Tư duy thiết kế, sử dụng vi điều khiển điện tử để bắt chước chuyển động của sâu. Dựa trên cơ chế đó, học sinh cấp 3 tiếp tục sáng tạo ra sản phẩm có thể nâng lên hạ xuống đồ vật. Khi bước ra thế giới, các em sẽ sẵn sàng xử lý thách thức thực tế mà các công ty, tổ chức, cộng đồng đang phải đối mặt."

Tư duy thiết kế - Từ cuộc sống bước vào lớp học - Ảnh 4.

Tư duy thiết kế nuôi dưỡng sự tò mò và gieo vào lòng Học sinh niềm yêu thích giản dị với việc khám phá thế giới xung quanh. Sự tò mò giúp Học sinh biết say mê từ những điều nhỏ nhất, luôn tự tìm tòi đọc và học để giải đáp những câu hỏi của chính mình, chứ không phải vì một bài kiểm tra hay vì một sức ép từ người khác.

Áp dụng Tư duy thiết kế, trường học trở nên gần gũi với cuộc sống thực và đưa học sinh vượt ra ngoài khuôn khổ của kiến thức học thuật bằng cách vận dụng chúng vào giải quyết vấn đề thực tế. Theo ông Jim Tiffin, Giám đốc chương trình Maker, Design & Engineering tại Mount Vernon: "Trẻ em cần thấy được rằng các em chính là người tác động và kiến tạo thế giới. Qua những việc em làm, những vật em sáng tạo, các em nhận ra mình có khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực tới cộng đồng xung quanh".

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên